Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được quyền góp vốn vào các công ty chứng khoán ở Việt Nam hay không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam?
- Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được quyền thực hiện hoạt động tư vấn chứng khoán hay không?
- Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được quyền góp vốn vào các công ty chứng khoán ở Việt Nam hay không?
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành.
2. Công ty mẹ và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài nơi công ty mẹ đóng trụ sở chính trước khi thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam phải thông báo và gửi đề cương nội dung kiểm tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận của công ty mẹ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kết luận thanh tra, kiểm tra của công ty mẹ, cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước ngoài đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Theo đó, có thể thấy, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đồng thời, công ty mẹ và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài nơi công ty mẹ đóng trụ sở chính trước khi thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam cũng phải thông báo và gửi đề cương nội dung kiểm tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được quyền thực hiện hoạt động tư vấn chứng khoán hay không?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về phạm vi hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Phạm vi hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chỉ được cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho vốn huy động tại nước ngoài, bao gồm cả tài sản phát sinh tại Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn huy động ở nước ngoài.
Theo đó, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chỉ được cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho vốn huy động tại nước ngoài, bao gồm cả tài sản phát sinh tại Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn huy động ở nước ngoài.
Đồng thời tại Điều 19 Thông tư 97/2020/TT-BTC cũng quy định về quyền của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Quyền của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có các quyền sau đây:
1. Được sử dụng tài sản huy động từ nước ngoài để tài trợ cho các dự án, doanh nghiệp, cho vay, thực hiện các hợp đồng đầu tư theo chỉ thị của khách hàng ủy thác, hợp đồng ủy thác đầu tư, điều lệ của tổ chức nước ngoài, quỹ nước ngoài, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, pháp luật ngân hàng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Chuyển lợi nhuận của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phù hợp với Giấy phép thành lập và hoạt động, quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Theo đó, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chỉ được quyền thực hiện các hoạt động trong phạm vi quyền của mình, thông qua việc cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho vốn huy động tại nước ngoài.
Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được quyền góp vốn vào các công ty chứng khoán ở Việt Nam hay không?
Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam được quyền góp vốn vào các công ty chứng khoán ở Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 5 Điều 20 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định một trong những nghĩa vụ của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Nghĩa vụ của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
5. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam và công ty mẹ phải bảo đảm:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty mẹ hoàn tất việc đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về các hạng mục đầu tư này; Công ty mẹ không được tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp để sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ tại Việt Nam;
b) Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp tại các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán tại Việt Nam, ngoại trừ trường hợp mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
...
Như vậy, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không được góp vốn vào các công ty chứng khoán tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trường hợp mua để sở hữu hoặc cùng với người có liên quan sở hữu không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì vẫn có thể xem xét thực hiện được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?