Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước? Có được lựa chọn sử dụng phương tiện thanh toán?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được lựa chọn sử dụng phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cung ứng không?
- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải chủ động trích tài khoản thanh toán của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp nào?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2024/TT-NHNN về đối tượng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước như sau:
Đối tượng mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau:
a) Tổ chức tín dụng (trụ sở chính);
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
c) Kho bạc Nhà nước Trung ương;
d) Các tổ chức khác theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 52/2024/NĐ-CP.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, huyện, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 17/2024/TT-NHNN thì:
- Tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để nộp, rút tiền mặt, phát hành séc, hạch toán, theo dõi và thực hiện các lệnh thanh toán qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và vận hành, thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán và các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
- Tài khoản thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở, mua bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước? Có được lựa chọn sử dụng phương tiện thanh toán? (Hình từ Internet)
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được lựa chọn sử dụng phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cung ứng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 17/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Sử dụng tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước
...
4. Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước có quyền, trách nhiệm sau:
a) Sử dụng số dư trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ;
b) Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cung ứng;
c) Yêu cầu Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình.
d) Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời về các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán và các thông tin khác theo yêu cầu của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán;
đ) Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán thông báo thay đổi thông tin về tài khoản thanh toán theo mẫu Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh trong trường hợp cung cấp, cập nhật thông tin không đầy đủ, chính xác, kịp thời và những thiệt hại do sai sót của mình gây ra.
Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền lựa chọn sử dụng phương tiện thanh toán cũng như dịch vụ, tiện ích thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cung ứng.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải chủ động trích tài khoản thanh toán của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 9 Thông tư 17/2024/TT-NHNN thì Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong các trường hợp:
(1) Thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các khoản phí phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản thanh toán và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(2) Điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật;
(3) Khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hủy/hoàn trả lệnh chuyển Có của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên chuyển tiền do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền phát hiện thấy có sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển;
(4) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định thi hành án, quyết định thu thuế hoặc các nghĩa vụ thanh toán khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?