Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phép mua hoặc đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phép mua hoặc đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có tại trụ sở chính nhằm mục đích gì?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình nào?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phép mua hoặc đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh như sau:
Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với Tổng Nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó theo tỷ lệ tối đa 30%.
2. Trái phiếu Chính phủ bao gồm:
a) Tín phiếu Kho bạc;
b) Trái phiếu Kho bạc;
c) Công trái xây dựng Tổ quốc.
3. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Trái phiếu doanh nghiệp phát hành được Chính phủ bảo lãnh;
b) Trái phiếu do ngân hàng chính sách phát hành được Chính phủ bảo lãnh;
c) Trái phiếu do tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng phát hành được Chính phủ bảo lãnh.
4. Số dư mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để xác định tỷ lệ tối đa quy định tại khoản 1 Điều này là giá mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thuộc sở hữu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các khoản ủy thác mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật, không bao gồm các khoản mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bằng nguồn vốn ủy thác theo quy định của pháp luật mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không chịu rủi ro.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập (không bao gồm tổ chức tín dụng được tổ chức lại theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng), có thời gian hoạt động dưới hai (02) năm kể từ ngày khai trương hoạt động và Tổng Nợ phải trả nhỏ hơn vốn điều lệ, vốn được cấp thì được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo tỷ lệ tối đa 30% so với vốn điều lệ, vốn được cấp.
Như vậy chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với Tổng Nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó theo tỷ lệ tối đa 30%.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Hình từ Internet)
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có tại trụ sở chính nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về Quản lý, xử lý việc không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả như sau:
Quản lý, xử lý việc không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có (cấp phòng hoặc tương đương) tại trụ sở chính để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày do Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách.
...
Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bộ phận quản lý tài sản Nợ, tài sản Có tại trụ sở chính nhằm mục đích theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày.
Tổ chức này do Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 16 Thông tư 22/2019/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn như sau:
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn
...
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021: 40%;
b) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022: 37%;
c) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023: 34%;
d) Từ ngày 01 tháng 10 năm 2023: 30%.
Như vậy chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình từng năm với tỷ lệ như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?