Chi phí cấp điện trở lại được thu như thế nào? Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo vùng như thế nào?
- Chi phí cấp điện trở lại được thu như thế nào?
- Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo vùng khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như thế nào?
- Khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo khoảng cách khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như thế nào?
Chi phí cấp điện trở lại được thu như thế nào?
Chi phí cấp điện trở lại được thu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 23/2020/TT-BCT như sau:
Thu và hạch toán chi phí ngừng, cấp điện trở lại
1. Bên bán điện được phép thu chi phí ngừng, cấp điện trở lại theo quy định tại Thông tư này. Chi phí này nhằm bù đắp cho bên bán điện để thực hiện việc ngừng, cấp điện trở lại. Tiền thu chi phí ngừng và cấp điện trở lại được hạch toán vào doanh thu của bên bán điện (phân doanh thu sản xuất kinh doanh khác) và nộp thuế theo quy định.
2. Chi phí ngừng và cấp điện trở lại được thu như sau:
a) Thu trước khi ngừng cấp điện đối với đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư này;
b) Thu trước khi cấp điện trở lại đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này.
Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BCT như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Bên bán điện.
2. Bên mua điện yêu cầu bên bán điện ngừng cung cấp điện.
3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu bên bán điện ngừng cấp điện trong các trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật bị bên bán điện ngừng cấp điện trong các trường hợp quy định tại Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí cấp điện trở lại được thu như sau:
- Thu trước khi ngừng cấp điện đối với đối tượng là:
+ Bên mua điện yêu cầu bên bán điện ngừng cung cấp điện.
+ Tổ chức, cá nhân yêu cầu bên bán điện ngừng cấp điện trong các trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.
- Thu trước khi cấp điện trở lại đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật bị bên bán điện ngừng cấp điện trong các trường hợp quy định tại Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt (Hình từ Internet)
Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo vùng khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như thế nào?
Khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo vùng khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BCT như sau:
Hệ số điều chỉnh theo vùng, miền (n)
1. Hệ số điều chỉnh theo vùng, miền (n) được xác định theo khu vực thực hiện ngừng, cấp điện trở lại.
2. Đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt, hệ số vùng, miền n = 1, không phân biệt khu vực đồng bằng, miền núi, hải đảo.
3. Đối với khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt và tổ chức, cá nhân yêu cầu ngừng cấp điện, hệ số điều chỉnh theo vùng, miền (n) được áp dụng như sau:
a) Tại khu vực đồng bằng: Hệ số n = 1;
b) Tại khu vực miền núi, hải đảo: Hệ số n = 1,15.
Như vậy, theo quy định trên thì khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo vùng khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như sau :
- Tại khu vực đồng bằng: Hệ số n = 1;
- Tại khu vực miền núi, hải đảo: Hệ số n = 1,15.
Khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo khoảng cách khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định như thế nào?
Khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo khoảng cách khi tính chi phí cho một lần cấp điện trở lại được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-BCT như sau:
Hệ số điều chỉnh theo khoảng cách (k)
1. Hệ số điều chỉnh theo khoảng cách (k) được xác định theo khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại.
2. Đối với khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt, hệ số điều chỉnh theo khoảng cách k = 1, không phụ thuộc vào khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại.
3. Đối với khách hàng mua điện ngoài mục đích sinh hoạt và tổ chức, cá nhân yêu cầu ngừng cấp điện, hệ số điều chỉnh theo khoảng cách được áp dụng như sau:
a) Đến 05 km: Hệ số k = 1;
b) Trên 05 km đến 10 km: Hệ số k = 1,14;
c) Trên 10 km đến 20 km: Hệ số k = 1,28;
d) Trên 20 km đến 30 km: Hệ số k = 1,42;
đ) Trên 30 km đến 50 km: Hệ số k = 1,56;
e) Trên 50 km: Hệ số k = 1,70.
Như vậy, theo quy định trên thì khách hàng sử dụng điện phục vụ mục đích sinh hoạt thì hệ số điều chỉnh theo khoảng cách k = 1, không phụ thuộc vào khoảng cách từ trụ sở đơn vị trực tiếp thực hiện ngừng, cấp điện trở lại đến địa điểm thực hiện ngừng, cấp điện trở lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?