Chi phí cho việc phổ biến phim ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được ngân sách nhà nước bảo đảm bao nhiêu phần trăm?
Nhà nước có hỗ trợ các hoạt động nào trong việc phổ biến phim ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Điện ảnh 2022 quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh
...
2. Nhà nước đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Sản xuất phim thực hiện theo kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị về đề tài lịch sử, cách mạng, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc, trẻ em, vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam;
b) Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim phục vụ vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn; phục vụ trẻ em, lực lượng vũ trang và nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại, giáo dục khác;
...
Theo đó, trong việc phổ biến phim ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nhà nước có những chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động như: Sáng tác kịch bản phim, phát hành, phổ biến phim, cung cấp kinh phí tổ chức, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phổ biến phim theo quy định của pháp luật.
Chi phí cho việc phổ biến phim ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được ngân sách nhà nước bảo đảm bao nhiêu phần trăm? (Hình từ internet)
Chi phí cho việc phổ biến phim ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được ngân sách nhà nước bảo đảm bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
Phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn
1. Phổ biến phim phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn là hoạt động thường xuyên theo kế hoạch hằng năm được chính quyền địa phương quyết định và đầu tư thiết bị phổ biến phim, phương tiện vận chuyển phù hợp với thực tế của từng địa phương.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi phí tổ chức phổ biến phim ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm tối thiểu 50% chi phí tổ chức phổ biến phim ở vùng nông thôn.
3. Khuyến khích cơ sở điện ảnh tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp phim để phổ biến phim ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn.
Theo quy định trên thì ngân sách nhà nước bảo đảm 100% chi phí tổ chức phổ biến phim ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm tối thiểu 50% chi phí tổ chức phổ biến phim ở vùng nông thôn.
Như vậy, chi phí cho việc phổ biến phim mà nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được ngân sách nhà nước bảo đảm 100%.
Cơ sở điện ảnh phổ biến phim phải dừng việc phổ biến phim khi nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 18 Luật Điện ảnh 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim như sau:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim
...
2. Nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim bao gồm:
a) Bảo đảm phổ biến phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
b) Chỉ được phổ biến phim có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng, trừ trường hợp tự thực hiện phân loại phim theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật này;
c) Bảo đảm điều kiện để phổ biến phim đối với từng hình thức phổ biến phim;
d) Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
đ) Dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, cơ sở điện ảnh phổ biến phim phải dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mà cụ thể các trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định dừng phổ biến được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
Dừng phổ biến phim
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim là cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim, cơ quan tiếp nhận thông báo về nội dung, chương trình chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng hoặc cơ quan thanh tra theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, thời điểm, thời hạn dừng phổ biến phim đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
...
Như vậy, khi có đủ căn cứ quy định ở trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định dừng phổ biến phim bằng văn bản.
Và cơ sở điện ảnh phổ biến phim phải có nghĩa vụ dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?