Chi phí công tác chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội gồm? Mức chi rà soát hồ sơ xét duyệt đối tượng bảo trợ xã hội là bao nhiêu?
Chi phí công tác chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm?
Chi phí thực hiện công tác chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội từ ngày 01/9/2024 được quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 76/2021/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 50/2024/TT-BTC cụ thể như sau:
- Chi văn phòng phẩm, in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, chi phí thuê địa điểm chi trả, nước uống cho người thụ hưởng tại địa điểm chi trả và các chi phí cần thiết khác phục vụ việc chi trả chế độ cho các đối tượng bảo trợ xã hội: Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Chi phí vận chuyển tiền mặt, chi phí chuyển tiền cho người thụ hưởng chính sách, hỗ trợ chi phí làm thẻ ATM cho người thụ hưởng có yêu cầu thanh toán qua ngân hàng, chi phí thuê lực lượng bảo vệ tại địa điểm chi trả (nếu cần thiết): Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Chi làm đêm, thêm giờ: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
- Trường hợp thực hiện chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội thông qua tổ chức dịch vụ chi trả: Mức chi phí chi trả được xác định theo tỷ lệ % trên tổng số tiền chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tùy theo điều kiện địa bàn và thực tế số lượng đối tượng bảo trợ xã hội của từng địa phương.
Chi phí công tác chi trả trợ giúp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội gồm? Mức chi rà soát hồ sơ xét duyệt đối tượng bảo trợ xã hội là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức chi rà soát hồ sơ xét duyệt đối tượng bảo trợ xã hội là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 76/2021/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 50/2024/TT-BTC có quy định:
Nội dung và mức chi
...
2. Chi xét duyệt đối tượng:
a) Chi rà soát, thẩm định hồ sơ:
- Mức chi rà soát: 30.000 đồng/hồ sơ;
- Mức chi thẩm định: 30.000 đồng/hồ sơ.
b) Chi kiểm tra, thẩm định thực tế đối tượng tại nơi cư trú: Nội dung và mức chi thực hiện theo chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì mức chi rà soát hồ sơ xét duyệt đối tượng bảo trợ xã hội là 30.000 đồng/hồ sơ.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp tình hình thực tế địa phương không?
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội được quy định tại Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Và căn cứ khoản 3 Điều 36 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng quy định tại Nghị định này. Giao cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng theo Mẫu số 10a, 10b, 10c, 10d ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định này.
3. Quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
Theo quy định nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quyết định phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?