Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ?
- Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ?
- Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế gồm những thông tin nào?
- Cơ quan thuế quản lý thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc nào?
Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định về việc xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
Theo đó, chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ, bao gồm:
- Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế; không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế;
- Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế;
- Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
Như vậy, nếu chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ theo quy định.
Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế gồm những thông tin nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản lý giá giao dịch liên kết
1. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu thương mại là thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn, hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng tương đồng trong kê khai và quản lý giá giao dịch liên kết;
b) Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;
c) Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
d) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.
2. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông tin, dữ liệu trao đổi với các Cơ quan thuế đối tác theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này;
c) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;
d) Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế trong quản lý rủi ro.
3. Phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để phân tích, xác định khoảng giao dịch độc lập tuân thủ nguyên tắc phân tích, so sánh và các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này, theo thứ tự ưu tiên lựa chọn dữ liệu so sánh như sau:
a) Đối tượng so sánh nội bộ của người nộp thuế;
b) Đối tượng so sánh cư trú cùng quốc gia, lãnh thổ với người nộp thuế;
c) Đối tượng ở các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.
Trường hợp lựa chọn đối tượng so sánh nước ngoài tại các thị trường địa lý khác, phải phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng theo quy định tại điều 9 và điều 10 Nghị định này.
Như vậy, đối với cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế sẽ bao gồm những thông tin sau đây:
- Cơ sở dữ liệu thương mại là thông tin, số liệu tài chính, kinh tế được các tổ chức kinh doanh dữ liệu thu thập, tập hợp, chuẩn hóa, lưu trữ, cập nhật, cung cấp bằng các phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý với các công cụ, ứng dụng được lập trình sẵn, hỗ trợ tiện ích cho người sử dụng có thể tìm kiếm, truy cập và sử dụng dữ liệu tài chính, kinh tế của các doanh nghiệp trong và ngoài Việt Nam theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, theo khu vực địa lý hoặc các tiêu chí tìm kiếm theo yêu cầu khác phục vụ mục đích so sánh, xác định đối tượng tương đồng trong kê khai và quản lý giá giao dịch liên kết;
- Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;
- Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
- Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.
Cơ quan thuế quản lý thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
2. Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định của Nghị định này.
Theo đó, cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập của người nộp thuế thì có được tính vào chi phí được trừ?
- Xem Táo quân 2025 tại kênh nào? Lịch phát sóng Táo quân 2025 ra sao? Táo quân 2025 diễn ra lúc mấy giờ?
- Đánh bài tiến lên là gì? Tứ quý là gì? Ba đôi thông là gì? Cách đánh bài tiến lên? Đánh bài tiến lên Tết Âm lịch Ất Tỵ có bị xử phạt?
- Ngày 26 tháng 1 là ngày gì? Ngày 26 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 26 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Xì dách là gì? Kéo xì dách là gì? Ngũ linh là gì? Cách chơi bài xì dách? Chơi bài xì dách Tết Ất Tỵ ăn tiền có bị xử phạt?