Chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính TNDN không?
- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại dựa trên cơ sở nào?
- Chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Điều kiện để chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
Chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
...
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Như vậy, chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Điều kiện để chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
Như vậy, điều kiện để chi phí khám sức khỏe cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là:
- Phải là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Không thuộc các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?