Chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do Bão số 3 không được bồi thường được tính vào chi phí được trừ? Hồ sơ cần chuẩn bị?
Chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do Bão số 3 không được bồi thường được tính vào chi phí được trừ?
Căn cứ tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai - Bão số 3 không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do Bão số 3 theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với khoản chi theo các điều kiện nêu trên và khoản chi này phải đáp ứng các điều kiện:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
(Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)
Chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do Bão số 3 không được bồi thường được tính vào chi phí được trừ? Hồ sơ cần chuẩn bị? (Hình từ Internet)
Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp: Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do Bão số 3 được tính vào chi phí được trừ?
Căn cứ tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Như đã phân tích ở trên thì trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai - Bão số 3 không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do Bão số 3 được tính vào chi phí được trừ như sau:
(1) Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trong đó, Doanh nghiệp có thể tham khảo:
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất: Mẫu số 05 - TSCĐ Phụ lục 3 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC | |
Bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất: Mẫu số S04b8-DN Phụ lục 4 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
(2) Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
(3) Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
07 Chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai?
07 Chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 cụ thể như sau:
(1) Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
(2) Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai.
(3) Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
(4) Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai.
(5) Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai.
(6) Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
(7) Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?