Chi phí phá sản có bao gồm khoản lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật?
- Chi phí phá sản có bao gồm khoản lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc phải nộp tạm ứng chi phí phá sản theo quy định?
- Sau khi mở thủ tục phá sản thì số tiền thu được khi xử lý tài sản của doanh nghiệp sẽ được chi trả chi phí phá sản đầu tiên đúng không?
Chi phí phá sản có bao gồm khoản lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 4 Luật Phá sản 2014 có quy định giải thích định nghĩa lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và chi phí phá sản như sau:
Giải thích từ ngữ
...
11. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (sau đây gọi là lệ phí phá sản) là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
12. Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và chi phí phá sản là 02 định nghĩa.
Theo đó, lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Còn chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản.
Và, chi phí phá sản bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, chi phí phá sản không bao gồm khoản lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Chi phí phá sản có bao gồm khoản lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc phải nộp tạm ứng chi phí phá sản theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Phá sản 2014 có quy định về chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản cụ thể như sau:
Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
1. Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
2. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
4. Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bắt buộc phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ các trường hợp người nộp đơn là các đối tượng dưới đây:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản:
Sau khi mở thủ tục phá sản thì số tiền thu được khi xử lý tài sản của doanh nghiệp sẽ được chi trả chi phí phá sản đầu tiên đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 có quy định về thứ tự phân chia tài sản như sau:
Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, sau khi mở thủ tục phá sản thì số tiền thu được khi xử lý tài sản của doanh nghiệp sẽ được chi trả theo thứ tự như trên. Theo đó, chi phí phá sản sẽ được chi trả đầu tiên theo thứ tự phân chia tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?