Chi phí thu hồi nợ xấu của Tổ chức tín dụng hiện nay được quy định như thế nào? Nguyên tắc ghi nhận doanh thu ra sao?

Tôi muốn hỏi về việc chi phí cho việc thu hồi nợ xấu đối với Quỹ tín dụng có bị khống chế khi chi cho việc thu hồi nợ xấu là bao nhiêu % của khoản nợ không? Việc ghi nhận doanh thu được thực hiện ra sao và có nguyên tắc nào hay không vậy?

Chi phí thu hồi nợ xấu của Tổ chức tín dụng hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 16/2018/TT-BTC quy định về chi phí như sau:

Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm các Khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Một số Khoản chi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

- Chi hoa hồng môi giới theo quy định sau:

+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chi hoa hồng môi giới đối với các hoạt động môi giới được pháp luật cho phép.

+ Hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba (làm trung gian), không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các chức danh quản lý, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

+ Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản gồm: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên.

+ Đối với Khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê mỗi tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản đó do môi giới mang lại trong năm.

+ Đối với Khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán mỗi tài sản thế chấp, cầm cố của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản đó qua môi giới.

+ Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy chế chi hoa hồng môi giới để áp dụng thống nhất và công khai.

- Chi cho cán bộ, nhân viên theo quy định tại điểm h Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP. Một số Khoản chi cho cán bộ, nhân viên được hướng dẫn cụ thể như sau:

+ Chi bảo hộ lao động: chỉ được chi cho các đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc.

+ Chi ăn ca: Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ thực hiện chi ăn ca theo mức chi ăn ca quy định đối với doanh nghiệp nhà nước.

+ Chi y tế bao gồm các Khoản chi khám bệnh định kỳ cho người lao động, chi mua thuốc dự phòng và các Khoản chi y tế khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Các Khoản chi khác bao gồm: Chi tiền nghỉ phép hàng năm, các Khoản chi thêm cho lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

- Chi cho hoạt động quản lý, công vụ theo quy định tại điểm i Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, trong đó:

+ Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ gồm:

- Chi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ thực hiện theo quy định hiện hành;

- Chi cho Phần còn thiếu trong trường hợp số dư quỹ phát triển khoa học và công nghệ không đủ để chi cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong năm.

+ Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí theo nguyên tắc phù hợp với hiệu quả thực tế đem lại; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng và công bố công khai các quy chế chi thưởng và thành lập Hội đồng để nghiệm thu sáng kiến.

- Chi về tài sản:

+ Chi khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp.

Trường hợp mua trả chậm tài sản cố định: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua tài sản cố định trả ngay vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán trừ trường hợp số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố định (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán.

+ Chi thuê tài sản cố định: Chi phí thuê tài sản cố định được thực hiện theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản.

+ Chi thuê dịch vụ quản lý, vận hành tài sản, tòa nhà thực hiện theo hợp đồng thuê.

- Chi phí khác theo quy định tại điểm n Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP, trong đó:

+ Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tham gia.

+ Chi cho việc thu hồi các Khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu là các Khoản chi cho việc thu hồi nợ bao gồm cả chi trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, chi phí để thực hiện mua bán nợ.

c) Các chi phí khác gồm:

- Chi các Khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ;

- Chi trả tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các Khoản tiền phạt mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;

- Chi án phí, lệ phí thi hành án;

- Các Khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Thu hồi nợ xấu của tổ chức tín dụng

Thu hồi nợ xấu của tổ chức tín dụng

Các nguyên tắc ghi nhận các khoản chi phí như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 16/2018/TT-BTC quy định về nguyên tắc ghi nhận các Khoản chi phí như sau:

- Chi phí của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các Khoản chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí; có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được hạch toán vào chi phí các Khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

- Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

- Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ chỉ được hạch toán vào chi phí kinh doanh các Khoản chi phí được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Riêng đối với Phần chi trích lập dự phòng rủi ro vượt mức quy định được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự khác biệt giữa quy định về chi trích lập dự phòng rủi ro của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có); chi đóng phí hiệp hội ngành nghề ở nước ngoài mà tổ chức tín dụng tham gia và Khoản chi nộp phạt vi phạm hành chính (trừ các Khoản tiền phạt vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật), tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn Điều lệ được sử dụng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp.

Như vậy, việc xác định chi phí thu hồi nợ xấu không có tỷ lệ giới hạn, vấn đề là tổ chức tín dụng tự cấn đối chi phí để thực hiện, và phải đảm bảo điều kiện về hóa đơn, chứng từ để được ghi nhận chi phí theo nguyên tắc của pháp luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 5 Thông tư 16/2018/TT-BTC quy định về nguyên tắc ghi nhận doanh thu như sau:

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với các khoản thu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:

- Việc xác định doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

- Đối với thu nhập lãi và các Khoản thu nhập tương tự:

+ Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm đánh giá khả năng thu hồi nợ và thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật ngân hàng để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán như sau:

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các Khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Số lãi phải thu của các Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các Khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.

+ Thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu trong kỳ.

- Đối với các Khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật có liên quan.

- Thu từ hoạt động kinh doanh các loại chứng khoán (trừ cổ phiếu):

+ Đối với chứng khoán kinh doanh: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán vào thu nhập theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp đối với chứng khoán kinh doanh.

+ Đối với chứng khoán đầu tư, trừ các loại chứng khoán phải phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như một Khoản cho vay: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán dự thu đối với số lãi dự kiến thu được.

- Đối với thu lãi góp vốn: cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động góp vốn là số lãi được chia khi có nghị quyết hoặc quyết định chia.

- Đối với doanh thu từ các hoạt động còn lại: doanh thu là toàn bộ tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.

- Đối với các Khoản phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.

>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Tổ chức tín dụng tại đây Tải

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có được chuyển nhượng một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu để thu hồi nợ không?
Pháp luật
Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành có phải là hình thức tiền gửi được rút trước hạn không?
Pháp luật
Thông tin tín dụng mà tổ chức tín dụng cung cấp cho CIC bao gồm các nhóm chỉ tiêu nào? Đối tượng nào được cung cấp thông tin tín dụng?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng dùng tài khoản nào để thực hiện giao dịch, mua bán vàng miếng với Ngân hàng Nhà nước?
Pháp luật
Thời hạn thanh toán khi tổ chức tín dụng mua vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được quy định thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt dẫn đến hậu quả gì? NHNN can thiệp sớm hay kiểm soát đặc biệt khi TCTD bị rút tiền hàng loạt?
Pháp luật
Văn phòng đại diện nước ngoài tổ chức tín dụng thay đổi địa điểm đặt trụ sở thì phải nộp hồ sơ đến cơ quan nào?
Pháp luật
Kho tiền của tổ chức tín dụng được xây dựng ở đâu? Có vị trí như thế nào? Kho tiền phải được trang bị những hệ thống thiết bị nào?
Pháp luật
Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
Pháp luật
Xe chở tiền của tổ chức tín dụng là gì? Yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với khoang chở tiền của xe chở tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tín dụng
8,425 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tín dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tín dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào