Chỉ số BMI là gì? Tính BMI khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự? BMI bao nhiêu thì đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự?
Chỉ số BMI là gì? Công thức tính BMI khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?
Theo Mục IV Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng.
Công thức để tính BMI khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
Lưu ý: Khi làm tròn số đo chiều cao và cân nặng, cần tuân thủ quy tắc sau: Nếu phần lẻ của số đo từ 0,5 trở lên, làm tròn lên 1 đơn vị; nếu từ 0,49 trở xuống, không lấy phần lẻ.
Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.
Ví dụ:
Chiều cao:
152,50cm ghi là 153cm; 158,49cm ghi là 158cm
Cân nặng:
46,50kg ghi là 47kg; 51,49kg ghi là 51kg
Chỉ số BMI là gì? Công thức tính BMI khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự? BMI bao nhiêu thì đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)
Chỉ số BMI bao nhiêu thì đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP, tiêu chuẩn sức khỏe để đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự được xác định dựa trên các hạng sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3, như được quy định chi tiết tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Thông tư 105/2023/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn phân loại sức khỏe như sau:
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe
1. Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực thực hiện theo quy định, tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật và các vấn đề sức khỏe thực hiện theo quy định tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, việc phân loại sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ dựa trên hai tiêu chí chính: Thể lực và bệnh tật. Thể lực được phân loại theo Mục I, và các vấn đề bệnh tật hoặc sức khỏe khác được phân loại theo Mục II của Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Hai yếu tố chiều cao và cân nặng thuộc tiêu chuẩn phân loại theo thể lực. Chi tiết về việc phân loại cụ thể dựa trên chiều cao và cân nặng có thể được tham khảo trong bảng tại Mục I Phụ lục I Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
LOẠI SỨC KHỎE | NAM | NỮ | NAM VÀ NỮ | |||
Cao đứng (cm) | Cân nặng (kg) | Vòng ngực (cm) | Cao đứng (cm) | Cân nặng (kg) | BMI (cân nặng/chiều cao2) | |
1 | ≥ 163 | ≥ 51 | ≥ 81 | ≥ 154 | ≥ 48 | 18,5 - 24,9 |
2 | 160 -162 | 47 - 50 | 78 - 80 | 152 - 153 | 44 - 47 | 25 - 26,9 |
3 | 157 -159 | 43 - 46 | 75 - 77 | 150 - 151 | 42 - 43 | 27 - 29,9 |
4 | 155 -156 | 41 - 42 | 73 - 74 | 148 - 149 | 40 - 41 | <18,5 hoặc 30 - 34,9 |
5 | 153 -154 | 40 | 71 - 72 | 147 | 38 - 39 | 35 - 39,9 |
6 | ≤ 152 | ≤ 39 | ≤ 70 | ≤ 146 | ≤ 37 | ≥ 40 |
Như vậy, dựa vào bảng phân loại trên, nếu chỉ số BMI thuộc loại sức khỏe 1, 2, 3 và đồng thời các tiêu chuẩn khác theo luật định vẫn đảm bảo thì công dân đáp ứng điều kiện về sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự.
Các chỉ số BMI thuộc loại sức khỏe 1, 2, 3 (kể cả Nam và Nữ) gồm:
Loại 1: 18,5 - 24,9
Loại 2: 25 - 26,9
Loại 3: 27 - 29,9
Từ các chỉ số về tiêu chuẩn thể lực và phương pháp phân loại sức khỏe nêu trên thì:
Nam công dân nếu có chiều cao dưới 1m57 và cân nặng dưới 43kg thì có thể không đạt tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Tương tự, đối với nữ công dân có chiều cao dưới 1m50 và cân nặng dưới 42kg cũng sẽ không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để được tham gia nghĩa vụ quân sự.
Điều kiện về tuổi để công dân nữ đi nghĩa vụ quân sự là gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị cụ thể như sau:
Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn tại khoản này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Lưu ý: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?