Chỉ tiêu an toàn nợ công có phải công cụ quản lý nợ công không? Ai có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến chỉ tiêu an toàn nợ công. Cho tôi hỏi chỉ tiêu an toàn nợ công có phải công cụ quản lý nợ công không? Ai có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công? Câu hỏi của anh H.T.Q ở Bình Định.

Chỉ tiêu an toàn nợ công có phải công cụ quản lý nợ công không?

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về công cụ quản lý nợ công như sau:

Công cụ quản lý nợ công bao gồm chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm; chương trình quản lý nợ công 03 năm; kế hoạch vay trả nợ công hằng năm.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:

Chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
2. Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
a) Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định.

Theo quy định trên, chỉ tiêu an toàn nợ công là một trong những công cụ quản lý nợ công.

Chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm:

+ Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội.

+ Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội.

+ Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm.

+ Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội.

+ Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Chỉ tiêu an toàn nợ công

Chỉ tiêu an toàn nợ công (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:

Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Theo đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Việc giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công được thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:

Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm:
a) Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;
b) Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ;
c) Giảm mức vay của chính quyền địa phương;
d) Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.
3. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp tại khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Như vậy, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước hằng năm.

Chỉ tiêu an toàn nợ công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chỉ tiêu an toàn nợ công có bao gồm nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội hay không?
Pháp luật
Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? Chỉ tiêu an toàn nợ công gồm các chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên các căn cứ nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu an toàn nợ công có phải công cụ quản lý nợ công không? Ai có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chỉ tiêu an toàn nợ công
687 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chỉ tiêu an toàn nợ công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chỉ tiêu an toàn nợ công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào