Chỉ tiêu chất lượng phân bón là gì? Tổ chức sản xuất phân bón bắt buộc phải có phòng thử nghiệm đánh giá chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất?
Chỉ tiêu chất lượng phân bón là gì? Có mấy loại chỉ tiêu chất lượng phân bón?
Chỉ tiêu chất lượng phân bón được giải thích tại khoản 21 Điều 2 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Chỉ tiêu chất lượng phân bón là thông số kỹ thuật về đặc tính, thành phần, hàm lượng phản ánh chất lượng phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
Chỉ tiêu chất lượng phân bón có các loại theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 84/2019/NĐ-CP giải thích như sau:
- Chỉ tiêu chất lượng chính của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có vai trò quyết định tính chất, công dụng của phân bón được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và sử dụng để phân loại phân bón.
- Chỉ tiêu chất lượng bổ sung của phân bón là chỉ tiêu chất lượng phân bón có ảnh hưởng đến tính chất, công dụng của phân bón nhưng không thuộc chỉ tiêu chất lượng chính, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và không được sử dụng để phân loại phân bón.
Chỉ tiêu chất lượng phân bón (Hình từ Internet)
Tổ chức sản xuất phân bón bắt buộc phải có phòng thử nghiệm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất đúng không?
Điều kiện sản xuất phân bón được giải thích tại khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018 như sau:
Điều kiện sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;
b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;
c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất;
d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng;
đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt;
e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Theo quy định trên, tổ chức sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Mà một trong những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định cụ thể trên là có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất.
Như vậy, tổ chức sản xuất phân bón không bắt buộc phải có phòng thử nghiệm đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất mà trường hợp tổ chức sản xuất phân bón không có thì có thể thay bằng hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón cần những gì?
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón được quy định tại Điều 14 Nghị định 84/2019/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt.
Như vậy, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
- Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018, cụ thể:
+ Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?