Chỉ tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự được giao về cho từng địa phương thuộc thẩm quyền cơ quan nào theo quy định?
- Chỉ tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự được giao về cho từng địa phương thuộc thẩm quyền cơ quan nào?
- Tổ chức phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ nghĩa vụ quân sự và bù đổi quân trong bao nhiêu ngày?
- Tuyển quân nghĩa vụ quân sự ở cấp địa phương thì cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm chỉ tiêu của từng địa phương đó?
Chỉ tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự được giao về cho từng địa phương thuộc thẩm quyền cơ quan nào?
>>> Xem thêm Đang là viên chức công tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không?
>>> Xem thêm Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ diễn ra vào thời gian nào trong năm?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
Trách nhiệm của địa phương giao quân
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự trong nhân dân, nhất là công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ; chỉ đạo công tác tuyển quân đúng quy định, đủ chỉ tiêu được giao, bảo đảm chất lượng.
b) Thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự đủ số lượng, đúng thành phần quy định; giao nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở địa phương; vai trò làm tham mưu của cơ quan quân sự các cấp và trách nhiệm của trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư, ấp, bản, làng, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn) trong tuyển quân.
c) Giao chỉ tiêu tuyển quân phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị, gắn với địa bàn động viên; bảo đảm tất cả các xã, phường, thị trấn đều có công dân nhập ngũ.
d) Thực hiện tuyển quân tròn khâu, tuyển người nào chắc người đó; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị nhận quân nghiên cứu hồ sơ, chốt quân số và các đơn vị được Bộ Quốc phòng quy định tổ chức thâm nhập ba gặp, bốn biết. Phối hợp với đơn vị nhận quân bù đổi những công dân đã nhập ngũ vào đơn vị quân đội nhưng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn (nếu có); tỷ lệ bù đổi không quá 2% chỉ tiêu của địa phương giao cho đơn vị; chịu trách nhiệm về chất lượng giao quân.
đ) Chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự và các ban, ngành liên quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực hiện tốt công tác tuyển quân; hằng năm, chủ trì tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác tuyển quân và tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết công tác tuyển quân theo quy định.
e) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, xử lý nghiêm những sai phạm trong tuyển quân đúng quy định của pháp luật; thông báo công khai rộng rãi để giáo dục, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, phòng chống các biểu hiện tiêu cực.
...
Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có trách nhiệm giao quân nghĩa vụ quân sự phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị, gắn với địa bàn động viên; bảo đảm tất cả các xã, phường, thị trấn đều có công dân nhập ngũ.
Nghĩa vụ quân sự
Tổ chức phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ nghĩa vụ quân sự và bù đổi quân trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
Trách nhiệm của đơn vị nhận quân
1. Hiệp đồng với địa phương giao quân để thống nhất về chỉ tiêu tuyển quân, thời gian nghiên cứu hồ sơ và chốt quân số với địa phương trước 10 ngày kể từ ngày cơ quan quân sự cấp huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ; phối hợp với địa phương tổ chức và dự Lễ giao nhận quân; nhận quân và chuyển quân về đơn vị bằng xe ca hoặc tàu hỏa, tàu thủy bảo đảm an toàn tuyệt đối; không lưu quân dài ngày tại địa phương; chuẩn bị tốt mọi mặt để tiếp nhận và huấn luyện chiến sĩ mới theo kế hoạch.
2. Các đơn vị được tổ chức khung thâm nhập ba gặp, bốn biết: Chủ động hiệp đồng với địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận quân phải tổ chức phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới và bù đổi xong (nếu có).
Trường hợp phải chờ kết quả xác minh về chính trị, đạo đức hoặc giám định về sức khỏe thì kịp thời thông báo, hiệp đồng với địa phương cấp huyện để chủ động quân số bù đổi. Thời gian bù đổi không quá 15 ngày tính từ ngày giao nhận quân; tỷ lệ bù đổi không quá 2% so với chỉ tiêu giao nhận quân của địa phương với đơn vị.
4. Chịu trách nhiệm về kết quả phúc tra, thống nhất với cơ quan quân sự cấp huyện lập văn bản và thực hiện giao nhận quân bù đổi (nếu có) tại đơn vị. Hằng năm tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết công tác tuyển quân theo quy định.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận quân, đơn vị lập danh sách chiến sĩ mới và thân nhân đủ điều kiện tham gia bảo hiểm y tế, báo cáo theo quy định.
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận quân phải tổ chức phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới và bù đổi xong (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ nghĩa vụ quân sự và bù đổi quân trong 7 ngày.
Tuyển quân nghĩa vụ quân sự ở cấp địa phương thì cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm chỉ tiêu của từng địa phương đó?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:
Trách nhiệm của các quân khu
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác tuyển quân theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự thực hiện công tác tuyển quân đúng quy định, bảo đảm chỉ tiêu, chất lượng giao nhận quân.
3. Hằng năm chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị và trực tiếp tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết công tác tuyển quân theo quy định.
Theo đó, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự thực hiện công tác tuyển quân đúng quy định, bảo đảm chỉ tiêu, chất lượng giao nhận quân. Là trách nhiệm của các quân khu.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tuyển quân nghĩa vụ quân sự ở cấp địa phương và bảo đảm chỉ tiêu là một trong các trách nhiệm của các quân khu.
Xem thêm >>> Ngày lên đường nhập ngũ trong năm là ngày nào?
Xem thêm >>> Sún răng có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?