Chi ủy đơn vị biểu quyết bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức nào?
Chi ủy đơn vị biểu quyết bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục I Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 có nêu quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được thực hiện như sau:
Bước 1: Căn cứ nhu cầu công tác của đơn vị, quy hoạch đã được phê duyệt, lãnh đạo và cấp ủy (Chi ủy, Đảng ủy) đơn vị cấp Vụ và tương đương mở hội nghị để thảo luận và đề xuất chủ trương, số lượng, nhân sự để kiện toàn lãnh đạo và có văn bản gửi Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định trình lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách xin ý kiến trước khi trình Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Bước 2: Trên cơ sở đồng ý của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chủ trương, số lượng và dự nguồn nhân sự, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và Chi ủy đơn vị (Vụ hoặc tương đương) mở hội nghị để thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự trong quy hoạch, đáp ứng được cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm bằng phiếu kín.
Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo và Chi ủy đơn vị, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng yêu cầu của công chức tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Bước 4: Trên cơ sở kết quả giới thiệu của bước 3, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với lãnh đạo và Chi ủy đơn vị tổ chức hội nghị lấy ý kiến của công chức về nhân sự.
Bước 5: Trên cơ sở kết quả của bước 1, 2, 3, 4, lãnh đạo và Chi ủy đơn vị thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.
Lưu ý:
Nếu nhân sự được giới thiệu có ý kiến xin rút không thực hiện quy trình bổ nhiệm ở bước nào thì lãnh đạo và Chi ủy của đơn vị phải xem xét, quyết định ở bước đó tại hội nghị.
Như vậy, Chi ủy đơn vị biểu quyết bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Chi ủy đơn vị biểu quyết bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng hình thức nào? (hình từ internet)
Công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiễm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
1. Công chức được xem xét bổ nhiệm chức vụ, chức danh phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ, chức danh được bổ nhiệm.
2. Công chức được xem xét bổ nhiệm chức vụ phải có đủ các điều kiện sau:
a) Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
b) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức và tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
c) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
d) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
...
Theo đó, công chức lãnh đạo cấp Vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm khi đáp ứng điều kiện sau:
- Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tổ chức bộ máy như thế nào?
Tại Điều 42 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Cơ quan điều tra;
d) Các cục, vụ, viện và tương đương;
đ) Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
e) Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tổ chức bộ máy như sau:
- Ủy ban kiểm sát;
- Văn phòng;
- Cơ quan điều tra;
- Các cục, vụ, viện và tương đương;
- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác;
- Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?