Chiếm đoạt tài sản là gì? Tổng hợp các tội phạm về chiếm đoạt tài sản mới nhất theo Bộ luật Hình sự?
Chiếm đoạt tài sản là gì? Tổng hợp các tội phạm về chiếm đoạt tài sản mới nhất theo Bộ luật Hình sự?
Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác chưa có quy định như thế nào là chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, có thể hiểu chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
Đồng thời, tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về khái niệm tội phạm như sau:
Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
...
(1) Căn cứ theo Chương XVI Bộ luật Hình sự 2015 thì các tội phạm về chiếm đoạt tài sản gồm:
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 201.
(2) Căn cứ theo Mục 2 Chương XXI Bộ luật Hình sự 2015 thì các tội phạm về chiếm đoạt tài sản gồm:
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015.
(3) Căn cứ theo Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tội phạm về chức vụ thì có tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.
Chiếm đoạt tài sản là gì? Tổng hợp các tội phạm về chiếm đoạt tài sản mới nhất theo Bộ luật Hình sự? (hình từ internet)
Người phạm tội chiếm đoạt tài sản được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?
Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, điểm a khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về miễn trách nhiệm hình sự thì:
(1) Người phạm tội chiếm đoạt tài sản được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi có quyết định đại xá.
(2) Người phạm tội chiếm đoạt tài sản có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
(3) Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Người bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản có bị tước quyền công dân không?
Căn cứ theo Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tước một số quyền công dân như sau:
Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy, người bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản có thể bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?