Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam sau đó đầu thú thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam sau khi chấp hành xong hình phạt thì có đương nhiên được xóa án tích không?
Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 6 Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;
c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;
e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;
g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
i) Tái phạm nguy hiểm.
...
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, người chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.
Đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Sản xuất trái phép chất ma túy (Hình từ Internet)
Người chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam sau đó đầu thú thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Theo đó, người chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam sau đó đầu thú thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quyết định của Tòa án.
Người chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam sau khi chấp hành xong hình phạt thì có đương nhiên được xóa án tích không?
Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 về đương nhiên xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
...
Như vậy, người chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy có khối lượng 400 gam sau khi chấp hành xong hình phạt tù và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 03 năm thì người này có thể đương nhiên được xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?