Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được thực hiện thế nào?
- Việc thẩm định chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được thực hiện trong thời gian bao lâu?
- Việc phê duyệt, công bố chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được quy định thế nào?
- Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được thực hiện thế nào?
Việc thẩm định chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được thực hiện trong thời gian bao lâu?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về thẩm định chiến lược như sau:
Thẩm định chiến lược
1. Hồ sơ thẩm định gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định chiến lược;
b) Dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược;
c) Dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh;
d) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
2. Nội dung thẩm định gồm:
a) Các căn cứ lập chiến lược;
b) Quan Điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, Mục tiêu của chiến lược;
c) Sự phù hợp và tính khả thi của chiến lược với yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo để phát triển bền vững.
3. Việc thẩm định chiến lược được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập với cơ cấu gồm 01 Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 01 Phó Chủ tịch hội đồng, 02 Ủy viên phản biện, 01 Ủy viên thư ký và các Ủy viên khác là đại diện của các bộ, ngành có liên quan và một số chuyên gia, nhà khoa học.
4. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan chủ trì lập chiến lược để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chiến lược.
Theo quy định trên, trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi báo cáo kết quả thẩm định cho cơ quan chủ trì lập chiến lược để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo chiến lược.
Môi trường biển đảo (Hình từ Internet)
Việc phê duyệt, công bố chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được quy định thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về phê duyệt, công bố chiến lược như sau:
Phê duyệt, công bố chiến lược
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chiến lược và trình Chính phủ phê duyệt.
2. Hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt chiến lược gồm:
a) Tờ trình phê duyệt chiến lược;
b) Dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh;
c) Báo cáo kết quả thẩm định chiến lược;
d) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của hội đồng thẩm định và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;
e) Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phê duyệt chiến lược.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chiến lược được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố chiến lược và công khai chiến lược trong suốt kỳ chiến lược.
Theo đó, việc phê duyệt, công bố chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được thực hiện theo quy định tại Điều 6 nêu trên.
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về thực hiện chiến lược như sau:
Thực hiện chiến lược
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có trách nhiệm rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chiến lược của ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cho phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
3. Định kỳ 05 năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đánh giá việc thực hiện chiến lược, trường hợp cần thiết kiến nghị Chính phủ Điều chỉnh chiến lược để bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có trách nhiệm rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung chiến lược của ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường cho phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Và định kỳ 05 năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đánh giá việc thực hiện chiến lược, trường hợp cần thiết kiến nghị Chính phủ Điều chỉnh chiến lược để bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?