Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có bắt buộc phải có trình độ đại học Công an không?
- Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có bắt buộc phải có trình độ đại học Công an không?
- Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có quyền hạn gì?
- Nhiệm vụ của Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt?
Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có bắt buộc phải có trình độ đại học Công an không?
Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định như sau:
Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt
1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt phải có trình độ từ trung cấp Công an hoặc tương đương trở lên; nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt thuộc phạm vi địa bàn, tuyến đường được phân công phụ trách và kế hoạch công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệnh Công an nhân dân.
Như vậy, Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt không bắt buộc phải có trình độ đại học Công an mà có thể từ trình độ trung cấp hoặc cao đẳng Công an hoặc tương đương trở lên.
Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có quyền hạn gì?
Theo Điều 5 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có quyền hạn sau đây:
- Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ khác có liên quan của người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
- Được huy động phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông đường sắt hoặc các trường hợp gây mất trật tự, an toàn giao thông đường sắt nghiêm trọng.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt?
Theo Điều 4 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có nhiệm vụ:
(1) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực ga, bao gồm:
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và an toàn cho hành khách, hàng hóa; việc tổ chức, bố trí và cơ chế hoạt động của lực lượng làm công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực ga;
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt của các tổ chức, cá nhân trong khu vực ga;
- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm các công trình, thiết bị đường sắt trong khu vực ga.
(2) Điều tra cơ bản toàn diện về tình hình và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quản lý.
(3) Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện, tuyến giao thông đường sắt; giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
(4) Phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; về vận chuyển vật liệu nổ và các hàng nguy hiểm khác trên phương tiện giao thông đường sắt.
(5) Phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an và các lực lượng khác có liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn tàu chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, tàu chở hàng đặc biệt.
(6) Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật công trình và thiết bị đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, về điều kiện và trách nhiệm của nhân viên đường sắt.
(7) Báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, đơn vị liên quan có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?