Chiều cao của biển báo an toàn sẽ được tính như thế nào? Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn là bao nhiêu theo quy định?

Cho hỏi chiều cao của biển báo an toàn sẽ được tính như thế nào? Bên cạnh đó thì chiều cao lắp đặt biển báo an toàn là bao nhiêu theo quy định? Căn cứ pháp lý cụ thể, xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Bảo đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chiều cao của biển báo an toàn sẽ được tính như thế nào?

Căn cứ theo tiết 5.2.7 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 như sau:

Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
...
5.2.7 Chiều cao của biển báo an toàn tương ứng với khoảng cách nhìn
Chiều cao nhỏ nhất của biển báo an toàn được xác định theo công thức sau:
trong đó:
h - chiều cao nhỏ nhất của biển báo an toàn (m);
L - khoảng cách quan sát (m);
Z - hằng số, trong đó z bằng 100 cho các biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài và bằng 200 cho các biển báo an toàn chiếu sáng từ bên trong.
CHÚ THÍCH: Việc xác định khoảng cách quan sát theo thông số kỹ thuật này đòi hỏi tỷ lệ giữa chiều cao của biển báo an toàn với chiều cao của ký hiệu phải theo quy định trong ISO 3864-1.

Như vậy, có thể thấy rằng chiều cao của biển chỉ dẫn thoát nạn sẽ phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể như quy định trên.

Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn là bao nhiêu theo quy định?

Căn cứ theo tiết 5.2.8 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt như sau:

Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
...
5.2.8 Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn
Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2 m đến 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài.
...

Theo đó, có thể thấy rằng chiều cao lắp đặt biển báo an toàn sẽ như sau:

Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2 m đến 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m.

Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài.

Biển báo chỉ dẫn thoát nạn

Biển báo chỉ dẫn thoát nạn (Hình từ Internet)

Khi nào thì cần phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn?

Căn cứ theo tiết 5.2.9 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt như sau:

Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
...
5.2.9 Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn
-Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.6).
- Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.7).
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết ở các vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người thường xuyên qua lại (xem hình A.6).
+ Phần ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (ký hiệu phù hợp với quy định tại TCVN 4879:1989 và TCVN 5053 : 1990).
+ Phần chỉ dẫn bằng chữ gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.
- Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích của tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không được nhỏ hơn:
+ 600x400 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;
+ 400x300 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép dưới của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn nằm ở độ cao 1,5 m ± 0,2 m so với mặt sàn.
...

Theo đó, có thể thấy rằng sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn sẽ được lập trong các trường hợp sau:

-Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.6).

- Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.7).

- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học.

Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết ở các vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người thường xuyên qua lại (xem hình A.6).

+ Phần ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

+ Phần chỉ dẫn bằng chữ gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.

- Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích của tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không được nhỏ hơn:

+ 600x400 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;

+ 400x300 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.

- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép dưới của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn nằm ở độ cao 1,5 m ± 0,2 m so với mặt sàn.

Như vậy, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong các trường hợp trên thì buộc phải có theo quy định pháp luật.

Biển báo an toàn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển báo an toàn
4,814 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển báo an toàn Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biển báo an toàn Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào