Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản phẩm là gì? Các hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực in ấn xuất bản phẩm?

Cho tôi hỏi về khái niệm xuất bản phẩm là gì? Khi nào được gọi là xuất bản phẩm? Vậy nhà nước có các chính sách thế nào đối với lĩnh vực xuất bản phẩm? Ngoài ra tại lĩnh vực này hành vi nào sẽ bị cấm? - Câu hỏi của chị Thanh Trúc (Tp.HCM).

Xuất bản phẩm là gì?

Tại khoản 4 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 quy định về xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:

- Sách in;

- Sách chữ nổi;

- Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

- Các loại lịch;

- Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Ngoài ra còn có xuất bản phẩm điện tử được nêu tại khoản 9 Điều này là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật Giao dịch điện tử 2005.

Xuất bản phẩm là gì?

Xuất bản phẩm là gì? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản phẩm là gì?

Tại khoản 3 Điều 7 Luật Xuất bản 2012 quy định về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản phẩm gồm có:

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo;

- Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.

Bên cạnh đó theo nội dung hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP) quy định về chính sách của Nhà nước đối với hoạt động in như sau:

Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động in
1. Khuyến khích, ưu đãi đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, thiết bị in tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, sức lao động và thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng, không sản xuất và nhập khẩu thiết bị in có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
2. Áp dụng chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế, tiền thuê đất đối với hoạt động in phục vụ nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ trọng yếu khác của đất nước theo quy định của pháp luật

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực xuất bản phẩm là gì?

Tại Điều 10 Luật Xuất bản 2012 quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực xuất bản như sau:

- Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung:

+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;

+ Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

- Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

+ Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản;

+ Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản;

+ In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm;

+ Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu;

+ Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;

+ Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Người nào có hành vi vi phạm các điều cấm nêu trên thì theo Điều 11 Luật Xuất bản 2012 như sau:

Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản
1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy.
4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực xuất bản
Lĩnh vực in xuất bản phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản phẩm là gì? Các hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực in ấn xuất bản phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lĩnh vực xuất bản
2,712 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lĩnh vực xuất bản Lĩnh vực in xuất bản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lĩnh vực xuất bản Xem toàn bộ văn bản về Lĩnh vực in xuất bản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào