Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao? Thế nào là xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp?

Tôi đang tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh việc phát triển giáo dục nghề nghiệp. Cho nên tôi muốn biết rằng hiện nay Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao? Thế nào là xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp?

Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác.

- Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.

- Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.

- Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

- Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.

- Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này.

- Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp.

- Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Phát triển giáo dục nghề nghiệp

Phát triển giáo dục nghề nghiệp 

Thế nào là xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 7 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp.

- Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của Chính phủ. Ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.

- Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các nghề truyền thống và ngành, nghề ở nông thôn.

- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp; tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra sao?

Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) quy định về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của Luật Quy hoạch và bảo đảm cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng, miền; tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm nội dung theo quy định của Luật Quy hoạch và các nội dung sau đây:

+ Cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy mô đào tạo theo ngành, nghề, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

+ Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, từng địa phương;

+ Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;

+ Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.

- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, nghề nghiệp quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp quốc gia xây dựng và phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương mình và chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.

Việc tích hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương vào các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Giáo dục nghề nghiệp TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân có bao gồm giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật giáo dục?
Pháp luật
Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
Pháp luật
Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo hình thức nào? Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo trình độ cao đẳng?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp ban hành văn bản trái thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
5 tiêu chí chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng mới theo Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH thế nào?
Pháp luật
Thông tư 05/2024/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ra sao?
Pháp luật
6 yêu cầu về giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng từ ngày 05/04/2024 là gì? Tải mẫu định dạng giáo trình đào tạo cao đẳng ở đâu?
Pháp luật
Các môn học chung bắt buộc của chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề yêu cầu số tín chỉ là bao nhiêu?
Pháp luật
Vượt quá quy mô tuyển sinh trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước hay không?
Pháp luật
Tư vấn du học trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp không trung thực, chính xác có thể bị phạt tới 20 triệu đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục nghề nghiệp
8,013 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào