Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp áp dụng đối với tổ chức, cá nhân dựa trên nguyên tắc cụ thể nào?
Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
" Điều 5. Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
1. Bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, không giới hạn tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và phạm vi địa bàn.
2. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ."
Hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, ngoài các nội dung theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận cụ thể và ghi rõ tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp các nội dung sau:
"a) Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp.
b) Cách thức xác định số tiền bảo hiểm.
c) Các trường hợp áp dụng mức miễn thường, giảm trừ số tiền bồi thường (nếu có).
d) Công tác giám định tổn thất; cơ quan, tổ chức giám định tổn thất; chi phí giám định tổn thất.
đ) Xác định sự kiện bảo hiểm, căn cứ bồi thường; các trường hợp bồi thường căn cứ vào công bố hoặc xác nhận thiên tai, dịch bệnh của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; các trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thỏa thuận cụ thể về các chỉ số có liên quan trực tiếp đến tổn thất của đối tượng bảo hiểm, cơ quan, tổ chức xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm; cách thức xác định số tiền bồi thường.
e) Hình thức bồi thường; hồ sơ bồi thường (trong đó thỏa thuận cụ thể các tài liệu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm); thời hạn bồi thường.
g) Trách nhiệm của các bên trong công tác kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này.
h) Trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm trong việc thực hiện đầy đủ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (nếu có)."
Giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 58/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
"Điều 32. Hợp đồng bảo hiểm triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm quy định sau:
1. Hợp đồng bảo hiểm có đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm khi tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định này và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
3. Giao kết độc lập với các hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp khác.
4. Tách biệt cụ thể số phí bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ và số phí bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp tự chịu trách nhiệm đóng (không được ngân sách nhà nước hỗ trợ).
5. Thỏa thuận cụ thể về thời hạn và phương thức đóng phí bảo hiểm bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật. Trong đó, đối với số phí bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ,
Như vậy, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và doanh nghiệp bảo hiểm cần tuân thủ những điều kiện luật định.
Có được hỗ trợ phí đóng bảo hiểm nông nghiệp đối với công ty về trồng và chăm sóc cây cao su ở Kon Tum không?
Nuôi tôm thẻ chân trắng có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc như thế nào?
Kiểm soát rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp là gì? Người mua bảo hiểm nông nghiệp có trách nhiệm gì về kiểm soát rủi ro?
Mẫu đơn đề nghị xem xét, phê duyệt đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp mới nhất hiện nay?
Mẫu đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mới nhất hiện nay?
Cây cao su có thuộc đối tượng hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Nếu có thì mức hỗ trợ là bao nhiêu?
Địa bàn nào được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa? Cá nhân trồng cây lúa bị dịch bệnh thì được hỗ trợ không?
Nuôi heo có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Heo tai xanh có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Nuôi tôm sú có được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp không? Địa bàn nào nuôi tôm sú được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?