Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp có áp dụng với đối tượng là rau không? Tổ chức thực hiện trồng rau trên địa bàn nào thì được hỗ trợ?
Cây trồng là rau có thuộc đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp không?
Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 58/2018/NĐ-CP bao gồm:
"Điều 18. Đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ
1. Cây trồng: Lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, cây ăn quả, rau.
2. Vật nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm.
3. Nuôi trồng thủy sản: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra."
Theo đó, có thể thấy trường hợp cây trồng là rau vẫn thuộc đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cây trồng là rau có thuộc đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp không?
Tổ chức thực hiện trồng rau trên địa bàn nào thì được hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp?
Địa bàn được hỗ trợ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 58/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 21. Địa bàn được hỗ trợ
1. Địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp thuộc các vùng sản xuất chính theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
2. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể triển khai toàn bộ địa bàn hoặc trên một số địa bàn cấp huyện, xã. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đối tượng được hỗ trợ, loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, loại rủi ro được bảo hiểm được hỗ trợ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc địa bàn được hỗ trợ tổ chức lựa chọn, công bố địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn."
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định danh mục địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cụ thể nào sẽ được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Những vùng này thuộc các vùng sản xuất chính theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp theo quy định của Nhà nước.
Tổ chức sản xuất, kinh doanh rau nếu được nhận hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo phương thức nào?
Phương thức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp theo quy định tại Điều 25 Nghị dịnh 58/2018/NĐ-CP như sau:
"Việc hỗ trợ phí bảo hiểm được thực hiện thông qua doanh nghiệp bảo hiểm theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 26 Nghị định này khi đã thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm đã phát sinh trách nhiệm bảo hiểm."
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 26 Nghị định 58/2018/NĐ-CP, việc nhận hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
"1. Hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước do doanh nghiệp bảo hiểm lập và bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Bảng kê (kèm theo bản sao) hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp mà doanh nghiệp bảo hiểm đã ký kết với tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự và thủ tục chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng, doanh nghiệp bảo hiểm lập hồ sơ đề nghị chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi (trực tiếp hoặc theo đường bưu điện) đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều này, căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 24 Nghị định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hoàn thành việc thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định chi trả phí bảo hiểm nông nghiệp được ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ. Trường hợp từ chối chi trả, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định chi trả, Sở Tài chính căn cứ vào Quyết định chi trả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lập lệnh chi tiền cho doanh nghiệp bảo hiểm qua Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện chuyển tiền về tài khoản của doanh nghiệp bảo hiểm mở tại các ngân hàng thương mại.
d) Trường hợp chưa hoàn thành việc chi trả cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm và nêu rõ lý do."
Như vậy, đối tượng cây trồng là rau thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp. Địa bàn được hỗ trợ và phương thức nhận hỗ trợ cũng được quy định cụ thể như trên, để các tổ chức, cá nhân cũng như doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?