Chính sách khoan hồng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
- Chính sách khoan hồng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
- Quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có bắt buộc phải công bố công khai hay không?
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm những thỏa thuận nào theo quy định của pháp luật?
Chính sách khoan hồng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
Căn cứ tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 về chính sách khoan hồng cụ thể như sau:
Chính sách khoan hồng
1. Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
3. Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;
c) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm, có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;
d) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
5. Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, chính sách khoan hồng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.
Đồng thời thì chính sách khoan hồng chỉ áp dung tối đa với 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định.
Chính sách khoan hồng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không áp dụng đối với doanh nghiệp nào? (Hình từ Internet)
Quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có bắt buộc phải công bố công khai hay không?
Căn cứ tại Điều 104 Luật Cạnh tranh 2018 về các quyết định phải được công bố công khai như sau:
Các quyết định phải được công bố công khai
1. Các quyết định sau đây phải được công bố công khai, trừ nội dung quy định tại Điều 105 của Luật này:
a) Quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;
b) Quyết định về việc tập trung kinh tế;
c) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh;
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia công bố công khai các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này sau khi quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được công bố công khai, trừ nội dung quy định tại Điều 105 của Luật Cạnh tranh 2018; cụ thể như sau:
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định không công bố nội dung liên quan tới bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Cạnh tranh 2018.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm những thỏa thuận nào theo quy định của pháp luật?
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 cụ thể như sau:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
- Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?