Chính sách ưu đãi đặc biệt về việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại có áp dụng với văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không?
- Việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là như thế nào?
- Chính sách ưu đãi đặc biệt về việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại có áp dụng với văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không?
- Bộ trưởng Bộ ngoại giao có phải là người ra quyết định cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước không?
Việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2022/NĐ-CP có quy định về việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo theo chính sách ưu đãi đặc biệt như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Việc cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là việc cho thuê nhà, đất được xem xét trên mức độ ngoại giao, chính trị, kinh tế giữa hai nước đảm bảo nguyên tắc “có đi có lại” hoặc đóng góp của tổ chức/văn phòng đó cho sự phát triển và tăng cường vị thế của Việt Nam.
6. Việc cho tổ chức, nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại theo nhiệm vụ Nhà nước giao là việc cho thuê nhà, đất trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên theo cơ chế thị trường.
7. Nguyên tắc “có đi có lại” trong việc xác định giá cho thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là việc xem xét, xác định giá cho thuê nhà, đất trên cơ sở mức độ quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Theo đó, việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là việc cho thuê nhà, đất được xem xét trên mức độ ngoại giao, chính trị, kinh tế giữa hai nước đảm bảo nguyên tắc “có đi có lại” hoặc đóng góp của tổ chức/văn phòng đó cho sự phát triển và tăng cường vị thế của Việt Nam.
Nguyên tắc “có đi có lại” trong việc xác định giá cho thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thuê theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là việc xem xét, xác định giá cho thuê nhà, đất trên cơ sở mức độ quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Chính sách ưu đãi đặc biệt về việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại có áp dụng với văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Chính sách ưu đãi đặc biệt về việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại có áp dụng với văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không?
Theo quy định vừa nêu trên thì việc cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước được áp dụng cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao và các văn phòng nước ngoài.
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 90/2022/NĐ-CP có quy định về văn phòng nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
2. Văn phòng nước ngoài gồm: Văn phòng đại diện của các tổ chức thuộc Chính phủ nước ngoài, Văn phòng đại diện của các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình, Văn phòng đại diện và Văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các Văn phòng nước ngoài khác.
3. Sử dụng nhà, đất hỗ tương là việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo quy định tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo hình thức nước này cấp nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước kia sử dụng để làm trụ sở, nhà ở trên lãnh thổ nước kia và không phải trả tiền cho việc sử dụng.
4. Giao sử dụng nhà, đất không phải trả tiền là việc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bố trí nhà, đất phục vụ đối ngoại cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc các cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác sử dụng để làm trụ sở, nhà ở và không phải trả tiền cho việc sử dụng; số tiền thuê nhà được xác định là phần đóng góp hoặc hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế.
...
Như vậy, văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sẽ thuộc diện được thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ ngoại giao có phải là người ra quyết định cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước không?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định về quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
1. Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại áp dụng đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
- Xem xét, quyết định cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê nhà, đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
- Xem xét, quyết định giá cho thuê nhà đảm bảo theo giá thị trường, phù hợp với quan hệ đối ngoại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước theo nguyên tắc “có đi có lại” đối với từng trường hợp cụ thể.
b) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại được miễn tiền thuê đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại cho các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê. Việc miễn tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ ngoại giao là người ra quyết định cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với văn phòng dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?