Chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí là gì? Thời điểm xây dựng tài liệu chương trình quản lý an toàn khi nào?
- Thời điểm xây dựng tài liệu chương trình quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào?
- Chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
- Bảng đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn Sức khỏe Môi trường trong hoạt động dầu khí gồm nội dung nào?
Thời điểm xây dựng tài liệu chương trình quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào?
Thời điểm xây dựng chương trình quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2018/TT-BCT như sau:
Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
1. Chương trình quản lý an toàn được thực hiện:
a) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
b) Trước khi chạy thử, vận hành.
c) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
2. Báo cáo đánh giá rủi ro được thực hiện:
a) Khi thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật.
b) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
c) Trước khi chạy thử, vận hành bảo dưỡng và sửa chữa.
d) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
đ) Cập nhật định kỳ 5 năm.
3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện
a) Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
b) Trước khi chạy thử, vận hành.
c) Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm xây dựng chương trình quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí được thực hiện như sau:
- Trước khi thi công, xây dựng, lắp đặt.
- Trước khi chạy thử, vận hành.
- Trước khi hoán cải, thay đổi công suất, công nghệ, thu dọn công trình khi kết thúc khai thác hoặc kết thúc dự án, thay đổi chính sách an toàn và hệ thống quản lý an toàn.
Hoạt động dầu khí (Hình từ Internet)
Chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 40/2018/TT-BCT như sau:
Chính sách và mục tiêu về an toàn
1. Giới thiệu về hệ thống quản lý An toàn - Sức khỏe - Môi trường, các chương trình được áp dụng cho hoạt động dầu khí tại dự án, công trình.
2. Chính sách và Mục tiêu về An toàn - Sức khỏe - Môi trường cụ thể cho các hoạt động, bao gồm:
a) Về an toàn: Số tai nạn, sự cố trong 01 năm hoặc thời gian thực hiện hoạt động (nếu ngắn hơn 01 năm); thời gian ngừng làm việc do sự cố/tai nạn gây ra (Lost Time Injury - LTI); tổng các sự cố/tai nạn ghi nhận được (Total Recordable Incident Frequency Rate - TRIFR).
b) Về môi trường: Cam kết không để xảy ra sự cố về môi trường; giảm thiểu rác thải nguy hại.
c) Về hệ thống quản lý: Kế hoạch và quy trình An toàn - Sức khỏe - Môi trường; Soát xét hiệu quả An toàn - Sức khỏe - Môi trường; Điều tra và báo cáo tai nạn/sự cố.
3. Chính sách và mục tiêu phải phù hợp với năng lực của tổ chức, cá nhân và quy định của pháp luật.
4. Cam kết thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu.
Như vậy, theo quy định trên thì chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí được quy định như sau: Cam kết không để xảy ra sự cố về môi trường; giảm thiểu rác thải nguy hại.
Bảng đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn Sức khỏe Môi trường trong hoạt động dầu khí gồm nội dung nào?
Bảng đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn Sức khỏe Môi trường trong hoạt động dầu khí gồm nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2018/TT-BCT như sau:
Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường trong hoạt động dầu khí bao gồm các nội dung sau:
1. Bảng đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường gồm các nội dung chính sau:
a) Điều khoản, mục của các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà công trình, dự án phải thực hiện.
b) Tóm tắt nội dung phải chấp hành.
c) Hành động/Kế hoạch đáp ứng.
d) Hồ sơ chứng minh sự chấp hành.
đ) Thời điểm thực hiện.
e) Đánh giá kết quả thực hiện: Đạt hay không đạt. Trong trường hợp không đạt: Phân tích nguyên nhân; biện pháp khắc phục và thời hạn hoàn thành.
2. Danh mục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia, các quy định an toàn, các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung về lĩnh vực An toàn - Sức khỏe - Môi trường được áp dụng tại dự án, công trình.
…
Như vậy, bảng đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn Sức khỏe Môi trường trong hoạt động dầu khí gồm các nội dung chính sau:
- Điều khoản, mục của các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà công trình, dự án phải thực hiện.
- Tóm tắt nội dung phải chấp hành.
- Hành động/Kế hoạch đáp ứng.
- Hồ sơ chứng minh sự chấp hành.
- Thời điểm thực hiện.
- Đánh giá kết quả thực hiện: Đạt hay không đạt. Trong trường hợp không đạt: Phân tích nguyên nhân; biện pháp khắc phục và thời hạn hoàn thành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?