Cho điểm bài thi môn văn THPT quốc gia không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh người tham gia tổ chức thi bị xử lý kỷ luật ra sao?
- Thành phần của Ban Chấm thi bài thi môn văn THPT quốc gia bao gồm những đối tượng nào?
- Cho điểm bài thi môn văn THPT quốc gia không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh người tham gia tổ chức thi bị xử lý kỷ luật ra sao?
- Việc cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định như thế nào?
Thành phần của Ban Chấm thi bài thi môn văn THPT quốc gia bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì bài thi Ngữ văn được thi theo hình thức tự luận (gọi chung là bài thi tự luận).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT thì thành phần của Ban Chấm thi bài thi môn văn THPT quốc gia bao gồm:
(1) Trưởng ban Chấm thi tự luận do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
Phó Trưởng ban Chấm thi tự luận là lãnh đạo các phòng thuộc sở GDĐT và các trường phổ thông; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Phòng Quản lý thi hoặc phòng có chức năng quản lý giáo dục trung học/giáo dục thường xuyên của sở GDĐT;
(2) Một Phó Trưởng ban có chuyên môn đúng với bài thi tự luận được giao kiêm nhiệm làm Trưởng môn chấm thi;
(3) Ban Chấm thi tự luận có ít nhất hai Tổ Chấm thi dưới sự quản lý, điều hành của Trưởng môn chấm thi;
Mỗi Tổ Chấm thi có Tổ trưởng và cán bộ chấm thi (CBChT) là công chức, viên chức, giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm;
Thành viên Ban Thư ký, Ban Làm phách của Hội đồng thi không tham gia chấm thi;
(4) Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.
Cho điểm bài thi môn văn THPT quốc gia không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh người tham gia tổ chức thi bị xử lý kỷ luật ra sao? (Hình từ Internet)
Cho điểm bài thi môn văn THPT quốc gia không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh người tham gia tổ chức thi bị xử lý kỷ luật ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (có cụm từ bị thay thế bởi Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT) xử lý các cá nhân tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi:
Xử lý các cá nhân tham gia tổ chức thi và cá nhân liên quan vi phạm Quy chế thi
1. Người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý công chức, viên chức áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
...
c) Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây: Ra đề thi không đúng nội dung khoa học của bài thi/môn thi; trực tiếp giải bài thi hoặc hướng dẫn cho thi sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh này giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh;
...
Như vậy, người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), sẽ bị đình chỉ làm công tác thi và đề nghị cơ quan quản lý công chức, viên chức áp dụng quy định của pháp luật về công chức, viên chức để xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác đối với những người có hành vi vi phạm một trong các lỗi sau đây: gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh.
Hay nói cách khác đối với hành vi cho điểm bài thi môn văn THPT quốc gia không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh thì tùy theo mức độ vi phạm người tham gia tổ chức thi có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển đi làm công tác khác.
Ngoài ra, người tham gia tổ chức thi sẽ bị đình chỉ làm công tác thi.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 53 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT thì:
(i) Người tham gia tổ chức thi và những người có liên quan đến việc tổ chức thi không phải là công chức, viên chức có hành vi vi phạm Quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), tùy theo mức độ, sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật về lao động; bị đình chỉ học tập có thời hạn hoặc buộc thôi học (nếu là học sinh, sinh viên, học viên) khi có một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này.
(ii) Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định theo quy trình quy định.
Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, các cơ quan có thẩm quyền có thể cấm đảm nhiệm những công việc có liên quan đến thi từ 1 đến 5 năm.
Việc cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định như thế nào?
Việc cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được quy định tại khoản 3 Điều 52 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
(1) Khuyến khích thí sinh, thành viên của các Hội đồng thi và mọi công dân phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm Quy chế thi;
(2) Người phát hiện những hành vi vi phạm Quy chế thi cần kịp thời báo cho nơi tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này để có biện pháp xử lý;
(3) Người có bằng chứng về vi phạm Quy chế thi báo ngay cho nơi tiếp nhận được quy định tại khoản 1 Điều này để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận và xử lý các tố cáo vi phạm Quy chế thi được thực hiện theo pháp luật về tố cáo;
(4) Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự tin cậy, chính xác của thông tin, bằng chứng đã cung cấp; không được lợi dụng việc này để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?