Chó lạc vào nhà có quyền sở hữu, nuôi giữ nó không? Trường hợp chủ sở hữu gia súc nhận lại gia súc bị thất lạc thì có phải thanh toán tiền công nuôi dưỡng cho người bắt được gia súc không?
Chó lạc vào nhà có quyền sở hữu, nuôi giữ nó không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc như sau:
"1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc."
Như vậy, theo quy định trên bạn cần phải thông báo cho Ủy ban nhân dân phường, xã nơi bà cư trú, sau 6 tháng kể từ ngày thông báo nếu không có ai nhận thì bạn mới trở thành chủ sở hữu đối với con chó. Trường hợp có người nhận thì bạn được người đó thanh toán tiền công chăm sóc cũng như tiền thức ăn của con chó.
Chó lạc vào nhà có quyền sở hữu
Trường hợp chủ sở hữu gia súc nhận lại gia súc bị thất lạc thì có phải thanh toán tiền công nuôi dưỡng cho người bắt được gia súc không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc."
Theo đó trong trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho bạn. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Xử lý vi phạm khi không cho chủ sở hữu gia súc nhận lại?
Như quy định đã nêu trên thì khi bắt được gia súc bạn phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo công khai cho chủ sở hữu nhận lại. Sau 06 tháng kể từ ngày thông báo nếu không có ai nhận thì bạn mới trở thành chủ sở hữu đối với con chó, còn trong thời hạn 06 tháng thông báo đó mà chủ sở hữu đến nhận bạn không trả lại có thể bạn bị xem là có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
"2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự."
Trong một số trường hợp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:
"Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng,hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó trong trường hợp này, trong thời hạn 06 tháng thông báo tìm chủ sở hữu mà chủ sở hữu đến nhận bạn không trả lại có thể bạn bị xem là có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác. Nếu chú chó có giá trị từ mười triệu đồng trở lên thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?
- 15 thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân theo Nghị định 154/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?