Chở thú cưng ngồi sau xe máy có vi phạm quy định về an toàn giao thông không? Có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Có nhiều trường hợp cá nhân tham gia giao thông có chở chó ngồi ở phía sau, đa số thường là những dòng có cỏ lớn, cá nhân tôi thấy việc này khá là gây mất an toàn giao thông vì không biết khi nào thì chó có thể quay sang cắn người hay phóng xuống xe bất chợt khiến người khác không thể xử lý? Cho tôi hỏi pháp luật có quy định về việc cấm chở thú cưng sau xe không? Câu hỏi của chị M.P từ Cần Thơ.

Chở thú cưng ngồi sau xe máy có vi phạm quy định về an toàn giao thông không?

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy được quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
...

Pháp luật không quy định rõ về việc cấm chở thú cưng (chó) ngồi sau xe khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, theo quy định thì người điều khiển xe máy không được mang, vác và chở vật cồng kềnh khi tham gia giao thông.

Trường hợp cá nhân chở thú cưng đằng sau xe mà thuộc dòng động vật lớn thì cũng có thể xem là chở vật cồng kênh.

Ngoài ra, việc chở cho ở đằng sau xe còn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì người điều khiển không kiểm soát việc thú cưng của mình có phóng xuống xe bất chợt hay không.

Việc thú cưng đột ngột phóng xuống đường khi ngồi trên xe có thể khiến những người tham gia giao thông khác không thể xử lý kịp dẫn đến tai nạn giao thông.

Chở thú cưng ngồi sau xe máy có vi phạm quy định về an toàn giao thông không? Có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Chở thú cưng ngồi sau xe máy có vi phạm quy định về an toàn giao thông không? Có thể bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Chở thú cưng ngồi sau xe máy có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng có quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

Hiện tại pháp luật chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ.

Trường hợp vi phạm, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Đối với trường hợp chở thú cưng sau xe khi tham gia giao thông thì chưa có quy định xử phạt.

Chở thú cưng ngồi sau xe máy mà để xảy ra tai nạn giao thông do thú cưng gây ra thì người chủ có phải bồi thường không?

Tại khoản 1 Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo đó, khi thú cưng gây tai nạn cho người tham gia giao thông thì người chủ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trong đó có thiệt hại về tài sản và thiệt hại về sức khỏe; tính mạng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án cuộc thi Vì an toàn giao thông Thủ đô cấp THCS vòng 3 năm 2024 trắc nghiệm trực tuyến trên internet ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
Pháp luật
Đáp án Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 vòng 3 THPT, THCS trắc nghiệm trực tuyến trên internet ra sao?
Pháp luật
Đáp án đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông trực tuyến tỉnh Thái Nguyên mới nhất?
Pháp luật
Mẫu Bản cam kết thực hiện Pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh THPT mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk?
Pháp luật
Chưa đủ tuổi lái xe đụng chết người có bị truy cứu TNHS không? Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn có phải ngồi tù?
Pháp luật
Người chưa đủ tuổi lái xe mà đụng chết người rồi bỏ trốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ tại điều mấy?
Pháp luật
Mẫu bài dự thi Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 hay nhất? Tổng hợp mẫu bài dự thi viết Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 hay nhất ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông
3,414 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào