Chồng là thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vợ có được giữ chức vụ Kế toán trưởng tại Tổng công ty không?
Chồng là thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vợ có được giữ chức vụ Kế toán trưởng tại Tổng công ty không?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Hội đồng Quản trị:
...
3. Thành viên Hội đồng Quản trị là Chủ tịch, Tổng giám đốc không được thành lập hoặc giữ các chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và không được có các quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con giữ chức danh quản lý, điều hành.
Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột không được giữ chức vụ Kế toán trưởng, Thủ quỹ tại Tổng công ty và tại các đơn vị thành viên.
4. Các thành viên Hội đồng Quản trị cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi nghị quyết và quyết định của Hội đồng Quản trị; trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm Điều lệ Tổng công ty, quyết định sai hoặc vượt thẩm quyền, lạm dụng chức quyền, gây thiệt hại cho Tổng công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất đối với các thiệt hại do mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, chồng là thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vợ không được giữ chức vụ Kế toán trưởng tại Tổng công ty.
Chồng là thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam vợ có được giữ chức vụ Kế toán trưởng tại Tổng công ty không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền chủ trì tất cả các cuộc họp Hội đồng Quản trị Tổng công ty?
Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
...
6. Chế độ làm việc của Hội đồng Quản trị:
a) Hội đồng Quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp thường kỳ hàng quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng Quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty, do Chủ tịch Hội đồng Quản trị, hoặc Tổng giám đốc, hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng Quản trị đề nghị;
b) Chủ tịch Hội đồng Quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp Hội đồng; trường hợp vắng mặt bất khả kháng thì Chủ tịch uỷ nhiệm cho một thành viên khác trong Tổng công ty chủ trì cuộc họp;
...
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Quản trị triệu tập và chủ trì tất cả các cuộc họp Hội đồng; trường hợp vắng mặt bất khả kháng thì Chủ tịch uỷ nhiệm cho một thành viên khác trong Tổng công ty chủ trì cuộc họp.
Nghị quyết của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có hiệu lực khi nào?
Căn cứ quy định điểm c khoản 6 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được phê chuẩn kèm theo Nghị định 38-CP năm 1995 quy định như sau:
...
6. Chế độ làm việc của Hội đồng Quản trị:
...
c) Các cuộc họp của Hội đồng Quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Các tài liệu họp Hội đồng Quản trị phải được gửi đến các thành viên Hội đồng Quản trị và các người khác được mời dự họp trước ngày họp năm (5) ngày. Nội dung và kết luận của các cuộc họp Hội đồng Quản trị đều phải được ghi thành biên bản có tất cả thành viên Hội đồng Quản trị dự họp ký tên. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng Quản trị biểu quyết tán thành. Thành viên Hội đồng Quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình;
d) Khi Hội đồng Quản trị họp để xem xét những vấn đề về chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài, báo cáo tài chính hàng năm, ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của Tổng công ty thì phải mời các Bộ, ngành liên quan cử đại diện có thẩm quyền đến dự họp. Trường hợp có nội dung quan trọng liên quan đến chính quyền địa phương thì phải mời đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh dự họp; trường hợp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong Tổng công ty, Chủ tịch Hội đồng Quản trị có trách nhiệm mời đại diện Công đoàn ngành đến dự. Các đại diện này có quyền phát biểu nhưng không tham gia biểu quyết; khi phát hiện thấy các nghị quyết và quyết định của Hội đồng Quản trị có phương hại đến lợi ích chung thì có quyền kiến nghị bằng văn bản đến Hội đồng Quản trị, đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan mà mình đại diện để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết thì Thủ trưởng các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
...
Như vậy, nghị quyết của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng Quản trị biểu quyết tán thành. Thành viên Hội đồng Quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?