Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Mức hưởng bảo hiểm y tế của chồng liệt sĩ được quy định như thế nào?
Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a Khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
11. Thân nhân của liệt sĩ bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi liệt sĩ”
Theo quy định trên thì thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi liệt sĩ sẽ thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế. Do đó, những người này sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Trường hợp của bạn; Mẹ bạn là liệt sĩ, bố bạn thất lạc với gia đình đã gần 10 năm nay trở về, do đó bố bạn thuộc đối tượng được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.
Chồng liệt sĩ có được cấp thẻ BHYT miễn phí không? Mức hưởng bảo hiểm y tế của chồng liệt sĩ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng bảo hiểm y tế của chồng liệt sĩ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”
Theo đó, khi bố bạn được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng thân nhân liệt sĩ thì bố bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến theo quy định.
Hưởng chi phí vận chuyển bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.
2. Mức thanh toán chi phí vận chuyển:
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bệnh ký xác nhận trên phiếu điều xe của cơ sở chuyển người bệnh đi; trường hợp ngoài giờ hành chính thì phải có chữ ký của bác sỹ tiếp nhận người bệnh;
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội."
Như vậy thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh được quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh.
– Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên.
Như vậy, trường hợp bố của bạn là chồng của liệt sĩ và thuộc trường hợp tham gia BHYT theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a Khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP) và sẽ được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?