Chủ cảng, bến, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có trách nhiệm gì? Mức phạt vi phạm quy định về quản lý khai thác cảng thủy nội địa như thế nào?
Quy định về chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình cảng, bến thủy nội địa, phao neo, trụ neo và được giao sử dụng vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Bến thủy nội địa
Chủ cảng, bến, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có trách nhiệm gì?
Theo Điều 66 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của chủ cảng, bến, người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu
Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, người quản lý khai thác cảng, bến, khu neo đậu có trách nhiệm thực hiện những quy định sau đây:
- Duy trì hoạt động an toàn, an ninh của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu, các thiết bị neo đậu phương tiện và báo hiệu đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
- Xây dựng nội quy hoạt động của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu; niêm yết giá bốc xếp hàng hóa và các dịch vụ khác. Nội quy hoạt động, bảng niêm yết giá bốc xếp hàng hóa phải bố trí ở nơi thuận lợi dễ thấy, nội dung rõ ràng, dễ đọc.
- Lắp đèn chiếu sáng khi hoạt động ban đêm; xây dựng nơi chờ cho hành khách đối với cảng, bến đón trả hành khách; đối với cảng, bến hành khách bố trí giao thông kết nối hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi.
- Thiết bị xếp dỡ bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình. Bố trí người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có giấy chứng nhận, chứng chỉ điều khiển theo quy định của pháp luật.
- Không tiếp nhận phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đã hết hạn sử dụng.
- Không xếp hàng hóa vượt quá kích thước hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện hoặc xếp ô tô quá số lượng, vượt quá trọng tải xuống phương tiện; không xếp hành khách quá số lượng theo quy định xuống phương tiện; không xếp hàng hóa lên ô tô quá tải trọng cho phép.
- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hóa độc hại, nguy hiểm.
- Không cho phương tiện, tàu biển, thủy phi cơ, phương tiện thủy nước ngoài vào, rời cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi chưa có giấy phép vào, rời cảng, bến, khu neo đậu do Cảng vụ cấp.
- Duy trì chuẩn tắc luồng chuyên dùng vào cảng, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
- Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh công trình cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và hành khách, phương tiện neo đậu tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
- Bố trí nhân lực quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh và môi trường.
- Trường hợp cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được cho thuê, ủy quyền khai thác thì người thuê, người được ủy quyền quản lý khai thác phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
- Chủ động cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường; tuân thủ sự điều động của Cảng vụ hoặc cơ quan liên quan trong việc cứu người, hàng hóa, phương tiện bị nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và phòng chống thiên tai.
- Tiếp nhận, bảo quản danh sách hành khách do người làm thủ tục giao.
- Cập nhật thường xuyên dữ liệu cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu đang khai thác, số liệu phương tiện, hàng hóa, hành khách qua cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên cơ sở dữ liệu của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Mức phạt vi phạm quy định về quản lý khai thác cảng thủy nội địa như thế nào?
Tại Điều 29 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về quản lý khai thác cảng thủy nội địa như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
+ Không có hoặc có nhưng không niêm yết bảng nội quy hoạt động theo quy định;
+ Không có bảng niêm yết giá vé hoặc niêm yết giá vé đối với cảng hành khách không đúng quy định;
+ Không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định;
+ Bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm; không có nơi chờ cho hành khách theo quy định;
+ Không ban hành hoặc không niêm yết công khai hoặc không thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa theo quy định;
+ Bố trí không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
+ Không bố trí giao thông kết nối hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi tại cảng hành khách theo quy định;
+ Khai thác quá phạm vi vùng nước theo quy định;
+ Khai thác không đúng mục đích so với quy định tại quyết định công bố hoạt động;
+ Tự ý cho phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách khi phương tiện chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vào theo quy định;
+ Cung cấp dịch vụ không đúng với mức giá niêm yết hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu theo quy định;
+ Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện, thiết bị theo quy định.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa không thực hiện duy tu, kiểm định chất lượng cảng thủy nội địa theo quy định.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ cảng thủy nội địa, người quản lý khai thác cảng thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
+ Không thực hiện công bố lại hoạt động trong các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện công bố lại;
+ Không phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại khi đã có quyết định công bố đóng cảng thủy nội địa;
+ Sử dụng mỗi thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, đăng kiểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định;
+ Tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, công dụng công trình so với quy định tại quyết định công bố hoạt động.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp cảng thủy nội địa.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác cảng thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn hoạt động.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh tại cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục xác nhận hàng năm giấy chứng nhận an ninh cho cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài hoặc không thực hiện kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài đã được phê duyệt hoặc không bố trí hoặc bố trí không đủ người làm công tác an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài theo quy định;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài hoặc giấy chứng nhận phù hợp an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài đã hết hiệu lực.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?