Chủ chất thải nguy hại không trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại thì bị phạt như thế nào?
- Chủ chất thải nguy hại phải trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đúng không?
- Mức phạt tiền đối với hành vi không trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại là bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người không trang bị thiết bị báo động trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không?
Chủ chất thải nguy hại phải trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đúng không?
Theo điểm e khoản 7 Điều 36 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật về bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại
...
7. Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại phải trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:
...
b) Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;
c) Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít;
d) Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới);
đ) Thiết bị thông tin liên lạc;
e) Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa);
g) Trong từng ô hoặc phân khu của khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặc phai màu;
...
Như vậy, chủ chất thải nguy hại phải trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại.
Chủ chất thải nguy hại phải trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đúng không? (hình từ internet)
Mức phạt tiền đối với hành vi không trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại là bao nhiêu?
Theo điểm e khoản 3 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
...
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
c) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại; không phân loại chất thải nguy hại theo quy định; xác định không đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; không khai báo hoặc khai không đúng khối lượng, loại chất thải nguy hại trong báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
đ) Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định hoặc sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
e) Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
...
Như vậy, chủ chất thải nguy hại không trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người không trang bị thiết bị báo động trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không?
Theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và tối đa 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do chủ chất thải nguy hại không trang bị thiết bị báo động ở nơi lưu trữ chất thải nguy hại thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt trong trường hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?