Chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?
- Chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?
- Đối tượng nào bị kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi?
- Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi?
Chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?
Chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc kiểm tra, giám sát
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, thú y có quyền quyết định áp dụng hình thức xử lý, mức xử phạt các hành vi vi phạm về chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Chủ các cơ sở chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm:
a) Chủ động kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh không để tồn tại các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong vật tư chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi của mình thông qua việc ký cam kết với các đối tác trong mua bán, cung ứng vật tư chăn nuôi, thú y và các sản phẩm gia súc, gia cầm hoặc cam kết với chính quyền địa phương không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
b) Chủ động lấy mẫu hoặc thuê người lấy mẫu để phân tích kiểm tra các chất cấm trong vật tư và sản phẩm chăn nuôi của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
c) Không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ các loại vật tư, sản phẩm và vật nuôi đang là đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho phép của cơ quan kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc sau:
- Chủ động kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh không để tồn tại các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong vật tư chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi của mình thông qua việc ký cam kết với các đối tác trong mua bán, cung ứng vật tư chăn nuôi, thú y và các sản phẩm gia súc, gia cầm hoặc cam kết với chính quyền địa phương không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi;
- Chủ động lấy mẫu hoặc thuê người lấy mẫu để phân tích kiểm tra các chất cấm trong vật tư và sản phẩm chăn nuôi của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ các loại vật tư, sản phẩm và vật nuôi đang là đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho phép của cơ quan kiểm tra.
Chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào bị kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi?
Đối tượng bị kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:
Đối tượng kiểm tra
1. Tại cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y: thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y.
2. Tại cơ sở chăn nuôi: thức ăn chăn nuôi, nước uống của gia súc, gia cầm; thuốc thú y; nước tiểu hoặc máu của gia súc, gia cầm.
3. Tại cơ sở giết mổ: nước tiểu của gia súc; mẫu thịt; mẫu phủ tạng.
4. Tại cở sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm: mẫu thịt; mẫu phủ tạng.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng bị kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi là thức ăn chăn nuôi, nước uống của gia súc, gia cầm; thuốc thú y; nước tiểu hoặc máu của gia súc, gia cầm.
Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; cơ sở kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm; cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi.
2. Chủ vật nuôi (chủ gia súc, gia cầm) có trách nhiệm quản lý, nuôi giữ vật nuôi từ khi cơ quan kiểm tra phát hiện có dấu hiệu dương tính với chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist đến khi có kết luận chính thức của cơ quan kiểm tra và buộc thực hiện các hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 13 và Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
3. Không dung túng, bao che; phải chủ động phát giác, tố giác các hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Theo đó, trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi thì cơ sở chăn nuôi có các trách nhiệm sau:
- Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm sử dụng các chất thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi;
- Chủ vật nuôi có trách nhiệm quản lý, nuôi giữ vật nuôi từ khi cơ quan kiểm tra phát hiện có dấu hiệu dương tính với chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist đến khi có kết luận chính thức của cơ quan kiểm tra và buộc thực hiện các hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định;
- Không dung túng, bao che; phải chủ động phát giác, tố giác các hành vi sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?