Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Đồng Nai.

Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?

Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:

Nguyên tắc kiểm tra, giám sát
1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, thú y có quyền quyết định áp dụng hình thức xử lý, mức xử phạt các hành vi vi phạm về chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Chủ các cơ sở chăn nuôi; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm:
a) Chủ động kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh không để tồn tại các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong vật tư chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi của mình thông qua việc ký cam kết với các đối tác trong mua bán, cung ứng vật tư chăn nuôi, thú y và các sản phẩm gia súc, gia cầm hoặc cam kết với chính quyền địa phương không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
b) Chủ động lấy mẫu hoặc thuê người lấy mẫu để phân tích kiểm tra các chất cấm trong vật tư và sản phẩm chăn nuôi của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
c) Không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ các loại vật tư, sản phẩm và vật nuôi đang là đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho phép của cơ quan kiểm tra.

Như vậy, theo quy định trên thì Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc sau:

- Chủ động kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh không để tồn tại các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong vật tư chăn nuôi và các sản phẩm chăn nuôi của mình thông qua việc ký cam kết với các đối tác trong mua bán, cung ứng vật tư chăn nuôi, thú y và các sản phẩm gia súc, gia cầm hoặc cam kết với chính quyền địa phương không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi;

- Chủ động lấy mẫu hoặc thuê người lấy mẫu để phân tích kiểm tra các chất cấm trong vật tư và sản phẩm chăn nuôi của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Không được tự ý tẩu tán, tiêu thụ các loại vật tư, sản phẩm và vật nuôi đang là đối tượng kiểm tra mà chưa có kết luận và cho phép của cơ quan kiểm tra.

chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi

Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào bị kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm?

Đối tượng bị kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm được quy định tại 3 Điều 4 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:

Đối tượng kiểm tra
1. Tại cơ sở sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y: thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y.
2. Tại cơ sở chăn nuôi: thức ăn chăn nuôi, nước uống của gia súc, gia cầm; thuốc thú y; nước tiểu hoặc máu của gia súc, gia cầm.
3. Tại cơ sở giết mổ: nước tiểu của gia súc; mẫu thịt; mẫu phủ tạng.
4. Tại cở sở kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm: mẫu thịt; mẫu phủ tạng.

Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng bị kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm là nước tiểu của gia súc; mẫu thịt; mẫu phủ tạng.

Cục Thú y có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm?

Cục Thú y có trách nhiệm gì trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, thì theo quy định tại Điều 9 Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT như sau:

Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm.
2. Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; các cơ sở giết mổ, chế biến và kinh doanh các sản phẩm gia súc, gia cầm.
3. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Theo đó, trong việc kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi tại cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thì Cục Thú y có các trách nhiệm sau:

- Thống nhất và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm chất cấm nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi tại các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm.

- Chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan kiểm tra chuyên ngành địa phương kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

- Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Cơ sở giết mổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xây dựng cơ sở giết mổ heo công suất bao nhiêu con/ngày thì phải lập ĐTM?
Pháp luật
Việc cơ sở giết mổ trâu bò đưa nước vào trâu bò trước khi giết mổ có thể bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm thực hiện kiểm tra các chất cấm thuộc nhóm beta agonist trong chăn nuôi theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Chất thải rắn nguy hại tại các cơ sở giết mổ động vật tập trung phải được thu gom và xử lý sau bao lâu?
Pháp luật
Cơ sở giết mổ tập trung phải cách đường quốc lộ bao nhiêu mét? Kiểm tra động vật sau giết mổ các loại gia súc nuôi có phải đóng dấu hay không?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh và yêu cầu vệ sinh đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm ra sao? Động vật có cần kiểm tra trước khi đưa vào giết mổ hay không?
Pháp luật
Cơ sở giết mổ có bắt buộc phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ không? Nếu có thì khi cơ sở giết mổ không thực hiện sẽ bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giết mổ
734 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giết mổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giết mổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào