Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
- Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
- Người có thẩm quyền phải công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch?
- Được phép công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản khi đáp ứng đủ mấy điều kiện?
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
b) Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
c) Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
e) Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
g) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó, trong việc xử lý lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ là không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường.
Như vậy, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản sẽ không được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường theo quy định của pháp luật.
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không? (Hình từ internet)
Người có thẩm quyền phải công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Thú y 2015 quy định về việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản như sau:
Công bố dịch bệnh động vật thủy sản
1. Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.
2. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định, tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định tại khoản 2 Điều này. Cụ thể là:
- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
- Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
Như vậy, kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch không phải là điều kiện bắt buộc phải đáp ứng vì nó có thể được thay thế bằng điều kiện khác như có kết luận chuẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật.
Ngoài ra, khi công bố dịch bệnh động vật thủy sản phải đồng thời đáp ứng các điều kiện nêu trên mà không phải chỉ cần có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là sẽ được công bố dịch.
Được phép công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản khi đáp ứng đủ mấy điều kiện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Thủy sản 2017 thì được phép công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau:
- Không phát sinh ổ dịch bệnh động vật mới kể từ khi ổ dịch bệnh động vật cuối cùng được xử lý theo quy định đối với từng bệnh;
- Đã áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch;
- Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch;
- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh và được Cục Thú y thẩm định, công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?