Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?

Chủ cơ sở nuôi trồng thủy có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tiêu hủy cá đang mắc bệnh theo quy định hiện nay?

Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh?

Theo Điều 33 Luật Thú y 2015 quy định về xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản như sau:

Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
1. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Không xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường;
b) Không vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết ra môi trường;
c) Chữa bệnh, thu hoạch hoặc xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, chết và áp dụng các biện pháp khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
d) Khai báo dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; cung cấp thông tin về dịch bệnh động vật thủy sản theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường nuôi, dụng cụ nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
e) Xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
g) Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Như vậy, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tiêu hủy cá mắc bệnh bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh.

Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh?

Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? (hình từ internet)

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tiêu hủy cá đang mắc bệnh?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản như sau:

Vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xử lý môi trường không theo đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi có dịch bệnh xảy ra;
b) Không thực hiện thu hoạch hoặc chữa bệnh đối với động vật thủy sản mắc bệnh hoặc khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
c) Thả mới hoặc thả bổ sung động vật thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đã công bố trong thời gian công bố dịch.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật thủy sản để làm giống mang mầm bệnh hoặc mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không xử lý môi trường khi có dịch bệnh xảy ra.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy động vật thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, nếu chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản không thực hiện việc tiêu hủy cá đang mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thì có thể bị phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Lưu ý, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt tiền sẽ bằng 2 lần cá nhân.

Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?

Theo Điều 34 Luật Thú y 2015 quy định về công bố dịch bệnh động vật thủy sản như sau

Công bố dịch bệnh động vật thủy sản
1. Nguyên tắc, nội dung công bố dịch bệnh động vật thủy sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 26 của Luật này.
2. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;
c) Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định, tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, có 3 điều kiện để công bố dịch bệnh động vật thủy sản như sau:

- Có ổ dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch xảy ra và có chiều hướng lây lan nhanh trên diện rộng hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;

- Có kết luận chẩn đoán xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới của cơ quan có thẩm quyền chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật;

- Có văn bản đề nghị công bố dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định việc công bố dịch bệnh động vật thủy sản khi có đủ điều kiện công bố dịch quy định.

Nuôi trồng thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức khai thác tài nguyên nước cho nuôi trồng thủy sản phải có biện pháp phòng, chống nhiễm mặn nguồn nước không?
Pháp luật
Cá nhân không ghi chép quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hộ gia đình không thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải tiêu hủy cá đang mắc bệnh? Điều kiện công bố dịch bệnh động vật thủy sản là gì?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản có được vứt động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm ra môi trường không?
Pháp luật
Các trường hợp được Nhà nước cho thuê đất nuôi trồng thủy sản? Hạn mức giao đất nuôi trồng thủy hải sản?
Pháp luật
Khi nào chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản được xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng hình thức thu hoạch?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển là mẫu nào? Có thể tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi trồng thủy sản
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
346 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi trồng thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nuôi trồng thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào