Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
Chủ đầu tư có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường hay không?
Theo khoản 1 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 quy định về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
1. Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm:
a) Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng;
c) Bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động;
d) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;
đ) Bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.
...
Và theo khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:
Bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng
...
2. Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
b) Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên;
c) Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.
3. Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng mua các loại bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc, điều kiện, mức phí, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Theo đó, chủ đầu tư chỉ bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp.
Như vậy, chủ đầu tư không bắt buộc phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường mà chỉ khuyến khích mua.
Chủ đầu tư có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Theo đó, thì thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật mà không quy định cụ thể thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là bao lâu.
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật.
2. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật là đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường.
Xem thêm: Phụ lục mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP
(*) Phân loại nghề nghiệp:
Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.
Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.
Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.
Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?