Chủ đầu tư được thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Chủ đầu tư được thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng các điều kiện nào?
Chủ đầu tư được thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại tổ chức tín dụng
1. Chủ đầu tư được thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Chủ đầu tư được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Không nằm trong phần dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
đ) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ đầu tư được thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
- Có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Là dự án đầu tư xây dựng nhà ở quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Chủ đầu tư được thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đáp ứng những điều kiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở để vay vốn tại tổ chức tín dụng gồm những giấy tờ nào?
Hồ sơ thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở để vay vốn tại tổ chức tín dụng gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
Hồ sơ thế chấp
Hồ sơ thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Đối với tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
b) Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản gốc);
c) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ khác (nếu có).
2. Đối với tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Đối với tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai được mua của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở (bản gốc);
b) Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
c) Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
d) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Các giấy tờ khác (nếu có).
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở để vay vốn tại tổ chức tín dụng gồm những giấy tờ sau:
- Hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
- Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản gốc);
- Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ khác (nếu có).
Chủ đầu tư được thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quyền như thế nào?
Chủ đầu tư được thế chấp một phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quyền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2015/TT-NHNN như sau:
- Từ chối các yêu cầu của bên nhận thế chấp không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp và quy định của pháp luật;
- Được nhận lại giấy tờ trong hồ sơ thế chấp ngay sau khi thực hiện các nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp theo thỏa thuận giữa các bên hoặc trường hợp bên thế chấp thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc thay thế tài sản bảo đảm khác khi được bên nhận thế chấp đồng ý;
- Các quyền khác theo thỏa thuận với bên nhận thế chấp và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?