Chủ đầu tư lập hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình bàn giao cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình khi nào?
- Chủ đầu tư phải lập hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi nào?
- Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình có bao gồm biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
- Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình mới nhất?
Chủ đầu tư phải lập hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi nào?
Theo Điều 27 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) quy định như sau:
Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng
1. Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 46 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, công trình, từng phần công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định được bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc đơn vị khai thác, sử dụng. Trường hợp bàn giao công trình, hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, trước khi bàn giao phải hoàn thành xây dựng các công trình thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác (nếu có) trong dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án hoặc dự án thành phần đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng.
4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình, lập và bàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
Theo đó, chủ đầu tư có nhiệm vụ tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình và bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Nếu đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình, lập và bàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
Chủ đầu tư phải lập hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình bàn giao cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình khi nào? (Hình từ Internet)
Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình có bao gồm biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình?
Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm:
(1) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
(2) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.
(3) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.
(4) Bản vẽ hoàn công (có danh mục bàn vẽ kèm theo).
(5) Các kết quả quan trắc, kiểm định chất lượng công trình, thử nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu khác có liên quan.
(6) Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.
(7) Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.
(8) Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
(9) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có).
(10) Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).
Theo đó, danh mục hồ sơ phục vụ quản lý vận hành và bảo trì công trình có bao gồm biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình.
Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình mới nhất?
Có thể tham khảo Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về nội dung biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng cụ thể như sau:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán? Được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
- Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp có là đối tượng phải công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán?
- Đoàn cơ sở là gì? Đoàn cơ sở họp mỗi tháng bao nhiêu lần? Nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cơ sở là bao nhiêu năm?
- Có được khởi kiện thay người khác trong vụ án dân sự? Nếu được thì có bị trả lại đơn khởi kiện khi không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?
- Tổng hợp 09 mẫu giấy ủy quyền mới nhất hiện nay? Giấy ủy quyền không nêu rõ thời hạn đại diện thì tính thế nào?