Chủ dự án nộp tiền để trồng rừng thay thế nhưng địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế thì phải làm thế nào?
- Chủ dự án nộp tiền để trồng rừng thay thế nhưng địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế thì phải làm thế nào?
- Việc chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế khi địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế thực hiện như thế nào?
- Tiền nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng khi phải trồng rừng thay thế là bao nhiêu?
Chủ dự án nộp tiền để trồng rừng thay thế nhưng địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế thì phải làm thế nào?
Chủ dự án nộp tiền để trồng rừng thay thế nhưng địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế thì phải làm thế nào?
Tại khoản 4 Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định như sau:
"Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
...
4. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác."
Có thể thấy, trong trường hợp chủ dự án nộp tiền để trồng rừng thay thế nhưng địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế, và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không bố trí được hoặc không bố trí đủ diện tích đất để trồng rừng thay thế trong thời hạn 12 tháng kể từ khi chủ dự án hoàn thành trách nhiệm nộp tiền vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh thì phải chuyển tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
Việc chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế khi địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế thực hiện như thế nào?
Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế được quy đinh cụ thể tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) như sau:
Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế
...
6. Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
Hồ sơ gồm: Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế; hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được 01 bộ hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế xây dựng, phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Thông tư này;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư này gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo hoặc giao cơ quan chuyên môn thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;
đ) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giao cơ quan chuyên môn ban hành văn bản thông báo, chủ dự án phải nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh chuyển số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng tại địa phương khác;
g) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi được lựa chọn trồng rừng thay thế theo quy định;
h) Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi nhận được kinh phí chuyển từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế, nghiệm thu, thanh toán quyết toán kinh phí trồng rừng thay thế theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 2 Thông tư này.
Trước đây, tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 15/02/2023) như sau:
Chủ dự án không tự trồng rừng thay thế
...
4. Trình tự chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không còn quỹ đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này, UBND cấp tỉnh gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
b) Hồ sơ đề nghị của UBND cấp tỉnh
Văn bản của UBND cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu rõ lý do không còn đất quy hoạch phát triển rừng để trồng rừng thay thế kèm theo danh sách dự án thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này;
Hồ sơ đề nghị của Chủ dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị của UBND cấp tỉnh
UBND cấp tỉnh nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính;
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho UBND cấp tỉnh ngay khi tiếp nhận hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp tỉnh ngay khi nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; bằng văn bản trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp bằng phương thức khác.
d) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của UBND cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bố trí trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh, thành phố khác (sau đây viết tắt là nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế); có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng (phòng hộ, đặc dụng).
đ) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đơn giá trồng rừng thay thế do UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế quyết định tại thời điểm nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo về việc chấp thuận trồng rừng thay thế trên địa bàn, được xác định trên cơ sở: định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng; quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý đầu tư công trình lâm sinh; giá ngày công lao động, giá vật tư, cây giống tại địa phương.
e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng của UBND cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc cơ quan được ủy quyền) thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh có liên quan, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Chủ dự án biết về số tiền Chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế.
g) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc cơ quan được ủy quyền) ban hành văn bản thông báo số tiền phải nộp để trồng rừng thay thế, Chủ dự án nộp toàn bộ số tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh nơi Chủ dự án nộp hồ sơ (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng).
h) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Chủ dự án nộp tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng) chuyển số tiền Chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
Tiền nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng khi phải trồng rừng thay thế là bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 21 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định:
"Điều 21. Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
..
3. Số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế quy định tại khoản 1 Điều này nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng tiền đã nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh."
Có thể thấy, trường hợp phải trồng rừng thay thế, số tiền nộp vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh bằng diện tích rừng phải trồng thay thế nhân với đơn giá cho 01 ha rừng trồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?