Chủ hộ kinh doanh có được lựa chọn mã số thuế và phương pháp nộp thuế không? Cá nhân đăng ký thành lập nhiều hộ kinh doanh được không?
Chủ hộ kinh doanh có được lựa chọn mã số thuế không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5b Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT quy định như sau:
Mã số hộ kinh doanh
1. Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.
2. Việc tạo mã số hộ kinh doanh được thực hiện theo quy trình sau:
a) Khi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;
b) Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế nhận thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh từ hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền sang và tự động kiểm tra sự phù hợp của thông tin theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế.
Trường hợp thông tin phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động tạo mã số hộ kinh doanh và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với hộ kinh doanh; đồng thời truyền các thông tin này sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
...
Theo đó, chủ hộ kinh doanh sẽ không được tự ý lựa chọn mã số hộ kinh doanh mà mã số này sẽ được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, mã số hộ kinh doanh đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.
Như vậy, chủ hộ kinh doanh không được tự ý lựa chọn mã số thuế của hộ kinh doanh.
Chủ hộ kinh doanh có được lựa chọn mã số thuế và phương pháp nộp thuế không? Cá nhân đăng ký thành lập nhiều hộ kinh doanh được không? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh có được lựa chọn phương pháp nộp thuế không?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
Quản lý thuế đối với hộ khoán
...
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
b) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
...
Như vậy, theo các quy định trên thì hộ kinh doanh có quyền lựa chọn phương pháp nộp thuế như nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc nộp thuế theo phương pháp khoán.
Lưu ý: Hộ kinh doanh đáp ứng điều kiện là quy mô lớn thì bắt buộc phải nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Cá nhân đăng ký thành lập nhiều hộ kinh doanh được không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được đăng ký duy nhất 01 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo Thuyết minh sản phẩm xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam mới nhất? Tải mẫu?
- Có bao nhiêu hình thức tham vấn trong đánh giá tác động môi trường? Nội dung tham vấn bao gồm những gì?
- Ai quyết định việc đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mầm non theo quy định của pháp luật?
- Noel là viết tắt của từ gì? Noel kéo dài bao lâu? Noel có mấy ngày? Giáng sinh năm 2024 là ngày bao nhiêu?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận Kỳ 3 năm nay?