Chu kỳ kiểm định đối với xe ô tô 09 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải là bao lâu? Cần tuân thủ một số nguyên tắc nào khi xác định chu kỳ kiểm định?
Để xác định chu kỳ kiểm định xe của xe ô tô 09 chỗ ngồi thì cần tuân thủ một số nguyên tắc nào?
Căn cứ khoản 1 Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về một số nguyên tắc xác định chu kỳ kiểm định xe ô tô 09 chổ ngồi như sau:
(1) Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.
(2) Xe cơ giới có cải tạo là xe cơ giới thực hiện cải tạo chuyển đổi công năng hoặc thay đổi một trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ).
(3) Xe cơ giới kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định có thời hạn 15 ngày không được tính là chu kỳ đầu.
(4) Xe cơ giới kiểm định lần thứ 2 (ngay sau khi được kiểm định và cấp chu kỳ đầu) có thời hạn kiểm định tính theo chu kỳ định kỳ nhỏ hơn thời hạn kiểm định của chu kỳ đầu thì thời hạn kiểm định cấp lần thứ 2 được cấp bằng với thời hạn kiểm định của chu kỳ đầu tương ứng với “Loại phương tiện” trong Bảng chu kỳ kiểm định nhưng tính từ ngày kiểm định cấp chu kỳ đầu.
Ví dụ: xe ô tô đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải kiểm định và cấp chu kỳ đầu ngày 12/06/2020 được cấp Giấy chứng nhận kiểm định với chu kỳ là 30 tháng, hạn kiểm định đến ngày 11/12/2022; đến ngày 17/06/2020 xe đến kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định tương ứng với xe kinh doanh vận tải thì thời hạn kiểm định được cấp như sau:
Chu kỳ kiểm định lần đầu của xe đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải là 24 tháng được tính từ ngày kiểm định và cấp chu kỳ đầu là ngày 12/06/2020, do đó thời hạn kiểm định được cấp cho xe là:11/06/2022.
(5) Thời gian sản xuất của xe cơ giới làm căn cứ để cấp chu kỳ kiểm định quy định được tính theo năm (như cách tính niên hạn sử dụng của xe cơ giới).
Ví dụ: xe cơ giới được sản xuất từ 01/01/2018 thì:
- Đến hết 31/12/2020 được tính là đã sản xuất đến (trong thời gian) 2 năm (2020 - 2018 = 02 năm).
- Từ 01/01/2021 được tính là đã sản xuất trên 2 năm (2021 - 2018 = 03 năm).
Chu kỳ kiểm định đối với xe ô tô 09 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải (Hình từ Internet)
Chu kỳ kiểm định đối với xe ô tô 09 chỗ ngồi không kinh doanh vận tải là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về chu kỳ kiểm định xe ô tô 09 chổ ngồi như sau:
Theo đó, đối với xe ô tô 09 chỗ ngồi không kinh doanh dịch vụ vật tải thì chu kỳ kiểm định xe quy định như sau:
- Đối với xe ô tô sản xuất đến 07 năm thì chu kỳ kiểm định xe lần đầu là 30 tháng, chu kỳ kiểm định định kỳ là 18 tháng;
- Đối với xe ô tô sản xuất trên 07 năm đến 12 năm thì chu kỳ kiểm định định kỳ là 12 tháng;
- Đối với xe ô tô sản xuất trên 12 năm thì chu kỳ kiểm định định kỳ là 06 tháng.
Khi báo cáo công tác kiểm định xe cơ giới thì cần thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về việc báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới như sau:
Báo cáo công tác kiểm định
1. Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định và báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định:
a) Tên báo cáo: báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định và báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: báo cáo số lượng xe kiểm định kể cả xe kiểm định ngoài đơn vị (nếu có), số lượng ấn chỉ đã sử dụng, số lượng ấn chỉ còn tồn;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo: đơn vị đăng kiểm;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định, báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định và báo cáo kiểm kê ấn chỉ kiểm định; Sở Giao thông vận tải địa phương đối với báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử;
e) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 hàng tháng;
g) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ hàng tháng;
h) Thời gian chốt số liệu báo cáo: từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo;
i) Mẫu biểu số liệu báo cáo: theo Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, công tác báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định thực hiện theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?