Chữ ký số và chữ ký điện tử là một đúng không? Doanh nghiệp có được phép đăng ký sử dụng 02 chữ ký số cùng lúc hay không?
Chữ ký số và chữ ký điện tử là một đúng không?
Tại Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định về khái niệm chữ ký số như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
7. "Chứng thư số" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.
...
Theo quy định thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng,
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu.
Chữ ký điện tử có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
Như vậy, chữ ký điện tử và chữ ký số là hai dạng chữ ký hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
(1) Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử;
(2) Tính chất của 02 loại chữ ký này là hoàn toàn khác nhau:
- Chữ ký điện tử có thể được thể hiện ở bất cứ dạng nào (chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử) được đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó.
- Chứ ký số: là sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Có thể được hình dung như một “dấu vân tay” điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người thực sự ký nó.
Chữ ký số và chữ ký điện tử là một đúng không? Doanh nghiệp có được phép đăng ký sử dụng 02 chữ ký số cùng lúc hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được phép đăng ký sử dụng 02 chữ ký số cùng lúc hay không?
Nguyên tắc chung khi tiến hành giao dịch điện tử được quy định tại Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định như sau:
Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử
1. Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
2. Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
3. Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
4. Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
6. Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này.
Theo quy định trên thì việc sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử trong các giao dịch điện tử do các bên tự thỏa thuận, không ép buộc sử dụng chữ ký số.
Bên cạnh đó, thì việc giới hạn về số lượng chữ ký số được đăng ký bởi một công ty, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hiện không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định.
Cho nên việc doanh nghiệp cùng lúc đăng ký và sử dụng dụng song song 02 chữ ký số là không bị cấm.
Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số được sử dụng trong các hoạt động nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 130/2018/NĐ-CP việc sử dụng chữ ký số được quy định như sau:
Sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức
1. Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 6 Nghị định này chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
2. Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.
Theo đó, chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?