Chủ nhà giữ Căn cước công dân của người giúp việc gia đình có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng?
Chủ nhà giữ Căn cước công dân của người giúp việc có trái pháp luật không?
Căn cứ Điều 165 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
Theo quy định này, giữ giấy tờ tùy thân là một trong những hành vi bị cấm khi thuê người giúp việc gia đình. (1)
Đồng thời theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Căn cước công dân là một trong các loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam và có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. (2)
Từ (1) và (2) có thể kết luận, việc chủ nhà giữ Căn cước công dân của người giúp việc là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động (hình từ Internet)
Chủ nhà giữ Căn cước công dân của người giúp việc gia đình bị xử lý hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ giấy tờ tùy thân của lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả cho lao động là người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
...
Chiếu theo quy định này, chủ nhà giữ Căn cước công dân của người giúp việc gia đình bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với chủ nhà là cá nhân giữ Căn cước công dân của người giúp việc gia đình. Đối với tổ chức mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Sau khi bị xử lý hành chính vì hành vi giữ Căn cước công dân của người giúp việc, chủ nhà có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên, sau khi bị xử lý hành chính vì hành vi giữ Căn cước công dân của người giúp việc, chủ nhà có trách nhiệm trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?