Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục II Bộ Quốc phòng) có thể mang cấp bậc hàm đại tướng không?
Ngày 25 tháng 10 là ngày gì của ngành tình báo quốc phòng?
Ngày 25 tháng 10 năm 1945 Phòng Tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội quốc gia Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất các lực lượng Tình báo của Đảng và Quân đội.
Đây là tổ chức Tình báo đầu tiên của Việt Nam và là tiền thân của Tổng cục Tình báo Quốc phòng Việt Nam (Tổng cục II) ngày nay. Từ đó, ngày 25 tháng 10 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Ngày 25 tháng 10 năm 2024 là kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam từ ngày 25 tháng 10 năm 1945 đến ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Tổng cục Tình báo quốc phòng là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác tình báo ở cấp chiến lược; là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về tổ chức lực lượng và hoạt động tình báo; đồng thời, là cơ quan đầu ngành trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ tình báo đối với hệ thống quân báo - trinh sát toàn quân.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 25 tháng 10 là ngày gì? Ngày 25 tháng 10 là ngày bao nhiêu âm? Có phải là ngày truyền thống ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam? (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục II Bộ Quốc phòng) có thể mang cấp bậc hàm đại tướng không? Ngày 25 tháng 10 là ngày bao nhiêu âm?
Theo lịch Vạn niên, ngày 25 tháng 10 năm 2024 nhằm ngày 23/9/2024 âm lịch.
Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
...
d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;
Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71;
Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự;
Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã;
Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;
...
Theo đó, Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục II hay Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Tình báo quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng không phải Đại tướng.
Bộ Quốc phòng làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP có quy định nguyên tắc làm việc của Bộ Quốc phòng như sau:
- Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật.
- Khi giao nhiệm vụ, lãnh đạo Bộ chỉ giao đến đầu mối cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; trong trường hợp cần thiết, giao nhiệm vụ đến cấp dưới của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phải có trách nhiệm báo cáo cấp trên trực tiếp. Chỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là chỉ huy) chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm.
- Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi, thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Quốc phòng. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.
- Thực hiện phân cấp, ủy quyền hợp lý cho cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Bộ Quốc phòng; phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
- Cấp dưới phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên. Bảo đảm tập trung, dân chủ, minh bạch; mọi nhiệm vụ được giao phải được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Khi tiếp xúc, làm việc với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bảo đảm văn minh, lịch sự, chuyên nghiệp.
Theo đó, Bộ Quốc phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?