Chủ phương tiện vi phạm có được xem lại biên bản xử phạt vi phạm hành chính do lúc xử phạt vắng mặt không?
Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản như sau:
"Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này."
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
"Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản."
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 về việc lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau;
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga."
Như vậy, biên bản xử phạt hành chính được lập khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như trên đề cập.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Chủ phương tiện vi phạm có được xem lại biên bản xử phạt vi phạm hành chính
Biên bản xử phạt vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về nội dung của biên bản xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau;
...
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
...
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình."
Chủ phương tiện vi phạm có được xem lại biên bản xử phạt vi phạm hành chính do lúc xử phạt vắng mặt không?
Căn cứ theo khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về việc lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính như sau::
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính
...
29. Sửa đổi, bổ sung Điều 58 như sau;
...
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
...
5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa."
Như vậy, khi lập biên bản thì người lập biên bản có trách nhiệm giao cho người vi phạm 01 bản trong 02 biên bản đã được lập trừ trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, khi chủ phương tiện vắng mặt thì biên bản vi phạm vẫn được gửi về để thông báo nghĩa vụ nộp phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?