Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm định kỳ bao lâu sẽ kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro an toàn thông tin tổng thể trong hoạt động của cơ quan, tổ chức?
- Để bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ thì cần tuân theo các nguyên tắc gì?
- Trong việc xác định hệ thống thông tin theo cấp độ yêu cầu phải có bao nhiêu chủ quản hệ thống thông tin?
- Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm định kỳ bao lâu sẽ kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro an toàn thông tin tổng thể trong hoạt động của cơ quan, tổ chức?
Để bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ thì cần tuân theo các nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 85/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
1. Việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được thực hiện thường xuyên, liên tục từ khâu thiết kế, xây dựng, vận hành đến khi hủy bỏ; tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức được thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, tập trung trong việc đầu tư các giải pháp bảo vệ, có sự dùng chung, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư thừa, trùng lặp.
3. Việc phân bổ, bố trí nguồn lực để bảo đảm an toàn hệ thống thông tin thực hiện theo thứ tự ưu tiên từ cấp độ cao xuống cấp độ thấp.
Theo đó, để đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ cần tuân theo 03 nguyên tắc như sau:
- Phải thực hiện thường xuyên, liên tục từ khâu thiết kế, xây dựng, vận hành đến khi hủy bỏ; tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Phải được thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, tập trung trong việc đầu tư các giải pháp bảo vệ, có sự dùng chung, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư thừa, trùng lặp.
- Việc phân bổ, bố trí nguồn lực để bảo đảm an toàn hệ thống thông tin thực hiện theo thứ tự ưu tiên từ cấp độ cao xuống cấp độ thấp.
Hệ thống thông tin (Hình từ Internet)
Trong việc xác định hệ thống thông tin theo cấp độ yêu cầu phải có bao nhiêu chủ quản hệ thống thông tin?
Trước tiên theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 85/2016/NĐ-CP có giải thích về chủ quản hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin. Đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin là các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin đó.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 85/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định hệ thống thông tin theo cấp độ như sau:
Nguyên tắc xác định cấp độ
1. Việc xác định hệ thống thông tin để xác định cấp độ căn cứ trên nguyên tắc như sau:
a) Hệ thống thông tin chỉ có một chủ quản hệ thống thông tin;
b) Hệ thống thông tin có thể hoạt động độc lập, được thiết lập nhằm trực tiếp phục vụ hoặc hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ, sản xuất, kinh doanh cụ thể của cơ quan, tổ chức thuộc một trong các loại hình hệ thống thông tin quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
2. Trong trường hợp hệ thống thông tin bao gồm nhiều hệ thống thành phần, mỗi hệ thống thành phần lại tương ứng với một cấp độ khác nhau, thì cấp độ hệ thống thông tin được xác định là cấp độ cao nhất trong các cấp độ của các hệ thống thành phần cấu thành.
Như vậy, trong việc xác định hệ thống thông tin theo cấp độ thì cần đảm bảo chỉ có một chủ quản hệ thống thông tin đúng với quy định pháp luật.
Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm định kỳ bao lâu sẽ kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro an toàn thông tin tổng thể trong hoạt động của cơ quan, tổ chức?
Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 85/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin như sau:
Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin
1. Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm:
a) Trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình;
b) Trong trường hợp chưa có đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin độc lập:
- Chỉ định đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin làm nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin;
- Thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin trực thuộc đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin.
2. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống thông tin lập hồ sơ đề xuất cấp độ; tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ theo quy định Nghị định này;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi mình quản lý theo quy định tại Điều 25, 26 và 27 của Luật an toàn thông tin mạng, Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan;
c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình, cụ thể như sau:
- Định kỳ 02 năm thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin tổng thể trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình;
- Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin đối với các hệ thống cấp độ 3 và cấp độ 4;
- Định kỳ 06 tháng (hoặc đột xuất khi thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu, cảnh báo của cơ quan chức năng) thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin đối với hệ thống cấp độ 5;
- Việc kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và đánh giá rủi ro an toàn thông tin đối với hệ thống từ cấp độ 3 trở lên phải do tổ chức chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; tổ chức sự nghiệp nhà nước có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc do tổ chức chuyên môn được cấp có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
d) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo ngắn hạn, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và diễn tập về an toàn thông tin, cụ thể như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức làm về an toàn thông tin trong cơ quan, tổ chức mình;
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức mình;
- Diễn tập bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình; tham gia diễn tập quốc gia và diễn tập quốc tế do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
đ) Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống thông tin phối hợp với đơn vị chức năng liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai thiết bị, kết nối tới hệ thống kỹ thuật xử lý, giảm thiểu tấn công mạng, hỗ trợ giám sát an toàn thông tin cho hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển chính phủ điện tử.
Theo quy định trên, chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin trong phạm vi cơ quan tổ chức mình như sau:
- Định kỳ 02 năm thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin tổng thể trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình;
- Định kỳ hàng năm thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin và quản lý rủi ro an toàn thông tin đối với các hệ thống cấp độ 3 và cấp độ 4.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?